Mức độ hài lòng của các bà mẹ khi chọn trạm xá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sử dụng các dịch vụ y tế của các bà mẹ tại xã thủy biều, thành phố huế (Trang 30 - 47)

3.4.1. Mức độ hài lòng khi có con bị bệnh trong 2 tuần qua

Bảng 3.15. Mức độ hài lòng của bà mẹ có con bị bệnh trong 2 tuần qua

Mức độ hài lòng Số bà mẹ Tỷ lệ (%)

Rất hài lòng 58 65,17

Tương đối hài lòng 31 34,83

Không hài lòng 0 0

Tổng cộng 89 100,00

Nhận xét: Các bà mẹ rất hài lòng khi đưa con đến trạm xá điều trị chiếm 65,17%. Tương đối hài lòng chiếm 34,83%.

3.4.2. Mức độ hài lòng khi không có con bị bệnh trong 2 tuần qua Bảng 3.16. Mức độ hài lòng của bà mẹ không có con bị bệnh

trong 2 tuần qua

Mức độ hài lòng Số bà mẹ Tỷ lệ (%)

Rất hài lòng 46 46,00

Tương đối hài lòng 54 54,00

Không hài lòng 0 0

Tổng cộng 100 100,00

Nhận xét: Khi con không bị bệnh tỷ lệ rất hài lòng chiếm 46%, tương đối hài lòng chiếm 54%.

3.4.3. Mức độ hài lòng chung

Bảng 3.17. Mức độ hài lòng chung của bà mẹ

Mức độ hài lòng Số bà mẹ Tỷ lệ (%)

Rất hài lòng 104 55,03

Tương đối hài lòng 85 44,97

Tổng cộng 189 100,00

55.03 44.97

Rất hài lòng Tương đối hài lòng

Biểu đồ 3.17. Mức độ hài lòng chung

Nhận xét: Theo bảng 3.17 và biểu đồ 3.17. Tỷ lệ rất hài lòng chung là 55,03%, tương đối hài lòng chung 44,97%.

3.5. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KHUYNH HƢỚNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ CƠ SỞ

Bảng 3.18. Yếu tố bà mẹ có trẻ bệnh và không bệnh trong 2 tuần qua Nhóm trẻ Chọn trạm xá Tỷ lệ% p

Nhóm có trẻ bệnh trong 2

tuần qua (n = 90) 89 98,88

< 0,05 Nhóm không có trẻ bệnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong 2 tuần qua (n = 110) 100 90,90

Nhận xét: Tỷ lệ chọn trạm xá ở nhóm có trẻ bệnh trong 2 tuần qua là 98,99% nhiều hơn nhóm không có trẻ bệnh trong 2 tuần qua (90,90%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 3.19. Yếu tố độ tuổi của bà mẹ

Độ tuổi Chọn trạm xá Tỷ lệ% p

≥ 35 59 96,72

> 0,05

< 35 130 93,52

Nhận xét: Độ tuổi ≥ 35 chọn trạm xá là 96,72%, < 35 tuổi chiếm 93,52%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05

Bảng 3.20. Yếu tố kinh tế

Kinh tế Chọn trạm xá Tỷ lệ% p

Giàu + khá 42 80,76

< 0,0001

Trung bình + Nghèo 147 99,32

Nhận xét: Tỷ lệ hộ giàu và khá là 80,76%, không giàu chiếm tỉ lệ 99,32%. Sự khác biệt này rất có ý nghĩa thống kê với p < 0,0001.

Bảng 3.21. Yếu tố trình độ văn hóa của các bà mẹ

Trình độ văn hóa Chọn trạm xá Tỷ lệ% p

Cấp 1 và cấp 2 110 96,49

> 0,05

Cấp 3 và Đại học 78 90,69

Nhận xét: Trình độ văn hóa của cấp 1 và cấp 2 chọn trạm xá là 96,49% cấp 3 và Đại học là 90,69%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Chƣơng 4 BÀN LUẬN

4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM BÀ MẸ ĐƢỢC NGHIÊN CỨU 4.1.1. Độ tuổi

Nhìn chung độ tuổi của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở 2 thôn thuộc loại trung bình (32,24 tuổi ± 5,34). Bà mẹ có tuổi lớn nhất là 45, bà mẹ có tuổi trẻ nhất là 19. Điều này chứng tỏ công tác Dân số- Kế hoạch hóa gia đình tại địa phương hoạt động có hiệu quả.

4.1.2. Trình độ văn hóa

Tỷ lệ bà mẹ có trình độ cấp 2 khá cao ( 53%), kế đó là trình độ cấp 3 là 36,5%, đại học và cao đẳng chỉ chiếm 6%, cấp 1 có 9 người chiếm 4,50%. Như vậy, trình độ văn hóa của các bà mẹ tập trung chủ yếu vào cấp 2 và cấp 3. Điều này chứng tỏ mặt bằng dân trí của các bà mẹ khá tốt. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Đình Anh, Nguyễn Anh Linh (2008) [1]

4.1.3. Nghề nghiệp

Tuy được xem là một xã vùng ven với nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính nhưng bà mẹ làm nông nghiệp chỉ có 19 người chiếm 9,5%. Buôn bán có 51 người chiếm 25,5%, cán bộ công nhân viên chức có 34 người chiếm 17% và các ngành nghề khác (thợ thủ công, nội trợ v.v…) có 96 người chiếm 48%. Như vậy, nghề nghiệp chủ yếu cuả các bà mẹ là thợ thủ công, nội trợ và buôn bán. Điều này phù hợp với mặt bằng văn hóa khá cao ở trên.

4.1.4. Kinh tế hộ gia đình

Qua kết quả thu được, chúng tôi nhận thấy các hộ có kinh tế trung bình ở mức cao (73%), kinh tế khá chiếm 22%, số hộ giàu 8 hộ chiếm 4%, hộ nghèo còn 2 hộ chiếm 1%. Như vậy, đa số gia đình có kinh tế ở mức trung bình và khá. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Đình Anh, Nguyễn Anh Linh (2008) . Theo nghiên cứu của hai tác giả này, kinh tế thuộc loại trung bình và khá chiếm đa số (90,30%) [1] Nguyễn Đình Anh, Nguyễn

Anh Linh (2008), Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến NKHHCT ở trẻ em 2 tháng – 5 tuổi tại thôn Trung Thượng Xã Thủy Biều, Thành phố Huế. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa, Đại học Y Dược Huế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kinh tế ở gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng y tế cho công việc phòng và chữa bệnh cho các thành viên trong gia đình, nhất là trẻ em.

4.2. CÁC DỊCH VỤ Y TẾ ĐỊA PHƢƠNG 4.2.1. Cơ sở dịch vụ y tế Nhà nƣớc

Y tế xã còn gọi là y tế cơ sở đúng nhất gọi là y tế tuyến đầu nơi nhân dân tiếp xúc đầu tiên với hệ thống y tế cũng là nơi cuối cùng thực hiện tất cả các hoạt động bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Y tế xã phường nằm trong cộng đồng do đó có vị trí đặc biệt trong hệ thống y tế quốc gia.

Trạm y tế xã Thủy Biều có một địa thế thuận lợi gần trục đường chính gần với Ủy ban nhân dân xã Thủy Biều, với diện tích 831m2

đang được xã đầu tư cho xây dựng mới hoàn toàn. Về nhân lực trạm gồm 6 cán bộ có đủ bác sĩ và dược tá, nữ hộ sinh. Trạm được trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết để phục vụ công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

Trạm y tế xã có những dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, nhất là trẻ em dưới 5 tuổi: dịch vụ khám chữa bệnh, dịch vụ phòng bệnh như chương trình tiêm chủng mở rộng, uống vitamin A, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, cấp phát thuốc thiết yếu điều trị miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi và bảo hiểm xã hội, giáo dục sức khỏe cho toàn dân đặc biệt là các bà mẹ có con dưới 5 tuổi. Như vậy, đây là một trạm y tế có tương đối đầy đủ các điều kiện và con người và cơ sở vật chất cho việc chăm sóc sức khỏe trẻ em.

4.2.2. Cơ sở dịch vụ y tế tƣ nhân

Gồm có 03 phòng khám tư do các bác sĩ đang làm việc ở các bệnh viện tuyến trung ương đảm trách phân bố rải rác ở tất cả các thôn trong xã. Y tế tư nhân chủ yếu phục vụ khám và bán thuốc. Xã Thủy Biều có đầy đủ loại hình

y tế vừa công vừa tư đảm bảo phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong xã. Như vậy, các bà mẹ ở đây có nhiều dịch vụ y tế để chọn lựa khi con mình ốm đau.

4.3. TÌNH HÌNH BỆNH TẬT CỦA TRẺ EM DƢỚI 5 TUỔI VÀ KHUYNH HƢỚNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ CỦA BÀ MẸ

4.3.1. Tình hình sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh

Qua điều tra cho thấy tỷ lệ mắc bệnh của trẻ em dưới 5 tuổi trong thời gian 2 tuần qua là tương đối cao 45% (bảng 3.6). Loại bệnh mắc chủ yếu bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp chiếm 43,33%, tiêu chảy chiếm 16,67% và bệnh khác 40%. Kết quả này phù hợp với mô hình bệnh tật của trẻ em nước ta hiện nay.

Đối với các bà mẹ có con ốm trong 2 tuần qua, tỷ lệ chọn trạm xá là 98,89%, bác sĩ tư là 1,11% và không có những chọn lựa khác. Đối với các bà mẹ không có con ốm trong 2 tuần qua, tỷ lệ sử dụng trạm xá là 90,91%, bác sĩ tư là 5,45%, tự đi mua thuốc ở quầy là 2,73%, khác là 0,91% (bảng 3.9). Điều này chứng tỏ dù có con ốm gần đây hay không, đa số tuyệt đối bà mẹ đều chọn trạm xá, các chọn lựa khác như phòng mạch tư khá thấp. Điều này chứng tỏ chất lượng khám chữa bệnh của trạm y tế xã khá tốt. Mặt khác với chủ trương mới của Nhà nước, trẻ em dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí nên việc chọn trạm xá còn giúp các bà mẹ tiết kiệm tiền bạc.

Hiện tượng này phù hợp với các nghiên cứu khuynh hướng sử dụng trạm xá trong vài năm gần đây của một số tác giả khác: Theo Nguyễn Ngọc Tấn và Trương Thị Sáng tại xã Thủy Vân (2001) thì tỷ lệ sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại trạm y tế là 95% và tại y tế tư nhân là 5% [22] . Trong nghiên cứu tại xã Thủy Phù (2002) của Nguyễn Thị Hồng và Lê Thị Tuyết Hường thì tỷ lệ sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại trạm y tế là 71%, tại y tế tư nhân là 14% [20] và của Nguyễn Quang Cảnh và Lê Ka Vĩnh (2008) thì tỷ lệ sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ở trạm y tế Nhà nước là 81,7% và y tế tư nhân là 18,3% [14].

Điều này trái ngược với các số liệu thu thập trong thời gian chưa có chủ trương mới của Nhà nước về khám chữa bệnh tại y tế cơ sở, đặc biệt là các chính sách liên quan đến trẻ dưới 6 tuổi. Những năm gần đây y tế cơ sở đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và trang bị nhiều dụng cụ cần thiết cho việc khám chữa bệnh, đội ngũ y bác sĩ được đào tạo nâng cao tay nghề, đặc biệt là chủ trương khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi đã thu hút được nhân dân đến khám bệnh nhiều hơn trong đó có những bà mẹ có con dưới 5 tuổi.

4.3.2. Lý do chọn trạm xá

Trong số 189 bà mẹ đã chọn trạm xá (dù có con bị bệnh trong 2 tuần qua hay có con bệnh trước đây), lý do giải thích cho sự chọn lựa của họ theo thứ tự từ cao đến thấp như sau:

- Vì không tốn kém chiếm 97,88% - Vì thái độ phục vụ tốt chiếm 96,30% - Vì thuốc men đầy đủ chiếm 66,67% - Vì năng lực cán bộ tốt chiếm 54,17% - Vì trang thiết bị đầy đủ chiếm 30,69%

Như vậy, hai lý do chủ yếu khiến các bà mẹ chọn trạm xá là không tốn kém và thái độ phục vụ tốt. Hai lý do này đủ mạnh để bà mẹ chấp nhận trạm xá dù tình trạng thuốc men, năng lực cán bộ và trang thiết bị còn hạn chế.

Qua phân tích trên chúng ta nhận thấy tác động của chủ trương miễn phí cho việc khám chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi đã có tác động rất lớn trong việc lôi kéo người dân đến với trạm y tế. Tuy nhiên cũng không thể xem nhẹ yếu tố thái độ phục vụ ân cần chu đáo của cán bộ.

4.3.3. Mức độ hài lòng của các bà mẹ khi chọn trạm xá

Đối với các bà mẹ có con bị bệnh trong 2 tuần qua tỷ lệ rất hài lòng là 65,17% và tương đối hài lòng là 34,83% . Đối với các bà mẹ không có con bị bệnh trong 2 tuần qua tỷ lệ này chỉ chiếm 46% và 54%. Ở cả hai nhóm không

có bà mẹ nào cảm thấy không hài lòng đối với trạm y tế. Đây là một kết quả đáng phấn khởi cho thấy niềm tin của nhân dân đối với hệ thống y tế cơ sở sẽ cao khi Nhà nước có những chủ trương thích hợp cộng với một đội ngũ cán bộ có tinh thần phục vụ tốt. Hơn nữa trạm y tế xã có vị trí thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân. Khoảng cách từ trạm đến nhà dân không xa trên 2 km.

4.3.4. Tình hình sử dụng dịch vụ phòng bệnh

Các chương trình y tế được triển khai rộng và đều khắp, hiệu quả đã dần đi sâu vào cuộc sống người dân. Các chương trình hoạt động theo lịch định kỳ tại trạm, chương trình tiêm chủng mở rộng được thực hiện thường xuyên 1 tháng 1 lần, độ bao phủ cao hầu hết các trẻ trong độ tuổi đều được tiêm chủng cơ bản phòng 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, với tỷ lệ đạt được 98%. Ngoài ra hiện nay đã triển khai thêm một số loại vắc xin mới tỷ lệ sử dụng cũng khá cao như viêm gan siêu vi B, viêm não Nhật Bản.

Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng triển khai thông qua việc cân định kỳ cho trẻ qua đó hướng dẫn bà mẹ cách chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Chương trình này cũng được các bà mẹ sử dụng với tỷ lệ cao (100%). Các chương trình giáo dục sức khỏe nâng cao kiến thức chăm sóc trẻ cũng được triển khai mạnh mẽ thường xuyên.

Việc sử dụng các dịch vụ y tế phòng bệnh nhìn chung rất cao và hiệu quả tốt nhờ sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ y tế trong việc giáo dục hướng dẫn chăm sóc trẻ.

4.3.5. Tình hình sử dụng dịch vụ cung cấp thuốc

Các thuốc thiết yếu thông thường được người dân sử dụng tại địa phương được phân phối qua 3 quầy, 2 tư nhân và 1 xí nghiệp. Quầy thuốc trạm y tế chỉ cung cấp thuốc bảo hiểm y tế và cấp phát thuốc miễn phí theo chế độ Nhà nước. Trạm y tế không có quầy thuốc dịch vụ. Tuy nhiên còn một tỷ lệ nhỏ 2,73% (Bảng 3.9) các bà mẹ tự đi mua thuốc cho trẻ khi bị bệnh

không qua thăm khám là rất nguy hiểm, vì bà mẹ có thể sử dụng thuốc kháng sinh không đúng với tình trạng bệnh ảnh hưởng tới tình trạng trẻ, mặt khác sử dụng thuốc bừa bãi, gây ngộ độc, đề kháng thuốc … (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.4. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KHUYNH HƢỚNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ CƠ SỞ

Phân tích các yếu tố liên quan đến kuynh hướng sử dụng trạm xá của các bà mẹ chúng tôi nhận thấy:

- Yếu tố bà mẹ có con bị bệnh trong hai tuần qua: Những bà mẹ có con bị bệnh trong 2 tuần qua có tỷ lệ chọn trạm xá cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bà mẹ không có con ốm trong 2 tuần qua (98,88% so với 90,90%, p<0,05). Như vậy, những bà mẹ có con bị bệnh gần đây có khuynh hướng chọn trạm xá nhiều hơn những bà mẹ gần đây có con không ốm. Điều này nói lên, những bà mẹ có tiếp cận trạm xá gần đây thấy rõ được những ưu điểm của trạm xá so với những bà mẹ đã lâu chưa tiếp cận.

- Yếu tố tuổi bà mẹ : Dù tuổi bà mẹ già hay trẻ, tỷ lệ chọn trạm xá cũng tương đương nhau. (96,72% so với 93,52%, p>0,05). Như vậy tuổi bà mẹ không có liên quan đến khuynh hướng chọn trạm xá.

- Yếu tố kinh tế của bà mẹ: Nhóm bà mẹ thuộc loại giàu và khá có tỷ lệ chọn trạm xá thấp hơn rõ rệt so với nhóm bà mẹ có kinh tế trung bình và nghèo (80,76% so với 99,32%, p<0,0001). Điều này nói lên khả năng kinh tế quyết định khuynh hướng sử dụng dịch vụ y tế rất mạnh. Đối với các bà mẹ giàu, chất lượng dịch vụ y tế (trình độ cán bộ, chất lượng thuốc men) là tiêu chí chọn lựa. Còn đối với nhóm bà mẹ không giàu thì chi phí thấp hoặc miễn phí là yếu tố quyết định sự chọn lựa của họ.

- Yếu tố trình độ văn hóa của bà mẹ: Dù trình độ văn hóa cao hay thấp, tỷ lệ chọn trạm xá cũng tương dương nhau (96,49% so với 90,69% , p >0,05). Hay nói cách khác, trình độ văn hóa của bà mẹ không liên quan đến khuynh hướng chọn trạm xá.

KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi có một số kết luận sau:

1. Tình hình sử dụng dịch vụ y tế của các bà mẹ

- Sử dụng dịch vụ y tế khi có con bị bệnh trong vòng 2 tuần qua: Trạm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sử dụng các dịch vụ y tế của các bà mẹ tại xã thủy biều, thành phố huế (Trang 30 - 47)