SÔNG CỬU LONG NĂM

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của cảng Cần Thơ năm 2007 ppt (Trang 42 - 46)

- Số lượt tàu ra vào cảng năm 2007: 1.420 lượt phương tiện so với cùng kỳ năm trước đạt 125% tăng 25%.

5 Lợi nhuận sau

SÔNG CỬU LONG NĂM

STT Tên cảng Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) 1 Cảng Cần Thơ 1.305.952 43,53 2 Cảng Mỹ Thới 936.026 31,20 3 Cảng Mỹ Tho 317.735 10,59 4 Cảng Vĩnh Long 187.000 6,23 5 Cảng khác 253.251 8,45 Tổng sản lượng 3.000.000 100

Cảng Cần Thơ, 43.53% Cảng Mỹ Thới, 31.20% Cảng Mỹ Tho, 10.59% Cảng Vĩnh Long, 6.23% Cảng khác, 8.45%

Biểu đồ thực hiện sản lượng của các cảng đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long có 3 cảng đầu mối là Cảng Cần Thơ, Cảng Mỹ Thới và Cảng Mỹ Tho trong đó Cảng Cần Thơ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng hàng hoá thông qua các cảng ở đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên hầu hết các cảng đều không hoạt động hết công suất do luồng vào không đảm bảo cho tàu có trọng tải lớn ra vào. Các cảng ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ có thể đáp ứng được khoảng 30% tổng sản lượng hàng hoá có nhu cầu thông qua cảng như vậy là quá thấp trong khi đó cảng không hoạt động hết công suất. Khoảng 70% lượng hàng hoá xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long phải qua các cảng ở thành phố Hồ Chí Minh trước khi ra ngoài . Điều này không những làm cho tăng thời gian, giá thành, giao thông thành phố quá tải, mà còn làm giảm chất lượng cũng như giảm tính cạnh tranh của hàng hoá đồng bằng sông Cửu Long bởi vì chi phí vận chuyển lên thành phố Hồ Chí Minh rồi mới xuất đi có khi lên đến 200 USD/tấn. Năng lực của cảng Cần Thơ là không nhỏ nhưng khó hấp dẫn các chủ hàng và chủ tàu bởi sự hạn chế về độ sâu của cửa Định An. Việc khai thông luồng vào cảng ở đồng bằng sông Cửu Long không những giúp cho các cảng hoạt động hết công suất tránh lãng phí trong việc đầu tư

trên thị trường thế giới điều này đặc biệt quan trọng nhất là khi nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Hệ thống giao thông vận tải đường thuỷ nhất là cảng biển hoạt động tốt cũng góp phần vào việc khẳng định vị trí của Việt Nam trên thị trường thế giới.

Sản lượng xếp dỡ:

Sản lượng xếp dỡ bằng sản lượng thông qua cộng với sản lượng bốc xếp hàng hoá từ kho bãi lên phương tiện của khách hàng và từ phương tịên của khách hàng xuống kho bãi của cảng nên sản lượng hàng hoá xếp dỡ phụ thuộc nhiều vào sản lượng hàng hoá thông qua.

Sản lượng hàng hoá thông qua tăng nên sản lượng hàng hoá xếp dỡ cũng tăng theo ngược lại sản lượng hàng hoá thông qua giảm sẽ dẫn đến sản lượng hàng hoá xếp dỡ cũng giảm theo, sản lượng hàng hoá xếp dỡ năm 2006 so với năm 2005 đạt 99,32% giảm 0.68% số tuyệt đối là giảm 7.414 tấn.

Sản lượng hàng hoá xếp dỡ năm 2007 so với năm 2006 đạt 149,43% tăng 49,43 %, số tuyệt đối là tăng 531.430 tấn.

Tuy sản lượng hàng hoá xếp dỡ tăng mạnh trong năm 2007 so với năm 2006, tuy nhiên Cảng Cần Thơ vẫn chưa thực sự hoạt động hết công suất thiết kế. Trong khi năng suất xếp dỡ của Cảng Cần Thơ cơ thể xếp dỡ được 2.187.500 tấn năm 2007 tuy nhiên trong năm 2007 Cảng Cần Thơ chỉ xếp dỡ được 1.606.548 tấn, cảng Cần Thơ chỉ đạt được 73,44 % công suất thiết kế. Nguyên nhân là do luồng vào Cảng Cần Thơ chưa được khai thông nên không thu hút được nhiều chủ hàng, chủ tàu cập cảng.

Sản lượng chuyển thẳng

Sản lượng chuyển thẳng năm 2006 so với năm 2005 đạt 101,57 % tăng 1,57 % số tuyệt đối là tăng 12,102 tấn.

Sản lượng chuyển thẳng năm 2007 so với năm 2006 đạt 147,3 % tăng 47,3 % số tuyệt đối là tăng 366.446 tấn.

Nguyên nhân là do lượt tàu ra vào cảng ngày càng tăng, cụ thể số lượt tàu ra vào cảng năm 2007 là 1420 lượt phương tiện, so với cùng kỳ năm 2006 đạt 125% tăng 25%. Trong đó:

Tàu nội: 160 lượt so với năm 2006 đạt 182% Tàu ngoại: 111 lượt so với năm 2006 đạt 156% Ghe và sà lan: 1149 lượt so với năm 2006 đạt 117%

Tất cả các lượt tàu ghé vào cảng đều tăng đáng kể điều này cho thấy thương hiệu Cảng Cần Thơ ngày càng có uy tín trong nước và quốc tế, được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm và đặt niềm tin thực sự. Tuy Cảng Cần Thơ chưa thực sự hoạt động hết công suất và khả năng trang bị hiện có của cảng do các tác động bên ngoài đặt biệt là luồng cửa Định An ngày càng bị bồi lắng, luồng bị cạn, nhà nước có đầu tư nạo vét nhưng thực sự không hiệu quả bởi cửa Định An bị bồi lắng bởi dòng sông Hậu. Do đó luồng lạch chưa đảm bảo an toàn cho tàu bè ra vào cảng, luồng thực sự không ổn định, theo thông báo của hàng hải đôi khi cốt luồng chỉ đạt 2,5 m thì gây tâm lý trở ngại cho các hãng tàu, thực tế Cảng Cần Thơ hiện nay chỉ tiếp nhận tàu có mớn nước dưới 7 m. Nhưng đây là một dấu hiệu đáng mừng để Cảng Cần Thơ có thể phát huy khả năng thực sự của mình khi luồng vào cảng được khai thông.

Sản lượng lưu kho bãi

Sản lượng lưu kho bãi năm 2006 đạt 103,04 % tăng 3,04 %, số tuyệt đối là tăng 4.347 tấn so với năm 2005. Nguyên nhân là do năm 2006 tuy sản lượng nhập kho thấp hơn năm 2005 nhưng sản lượng tồn kho cao hơn so với năm 2005 nên sản lượng hàng hóa tồn kho năm 2006 tăng nhẹ so với năm 2005

Sản lượng lưu kho bãi năm 2007 đạt 160,64 % tăng 60,64 % so với năm 2006, số tuyệt đối là tăng 89.399 tấn. Nguyên nhân là do trong năm 2007 phòng giao nhận kho hàng thực hiện việc kiểm đếm giao nhận hàng hoá đầy đủ, chính xác, không có xảy ra nhầm lẫn, thiếu hụt hay mất mát hàng hoá, luôn luôn cải tiến để sắp xếp điều động để cán bộ kiểm đếm làm việc có hiệu quả. Mặt khác hàng hóa lưu kho bãi được bảo quản tốt, việc giao nhận kiểm đếm hàng hoá trong kho và bãi luôn đầy đủ chính xác, kịp thời, sắp xếp hàng hóa thứ tự ngăn nắp và khoa học đảm bảo tốt công tác giao nhận và đảm bảo an toàn hàng hoá nên uy tín cũng như thương hiệu của Cảng Cần Thơ ngày càng được nâng cao hơn, sản lượng hàng hoá lưu kho bãi ngày

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của cảng Cần Thơ năm 2007 ppt (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)