Cảm giác đắc khí

Một phần của tài liệu Châm cứu học part 6 potx (Trang 29 - 30)

I. Kỹ THUậT CHâM

e. Cảm giác đắc khí

Đắc khí là vấn đề rất quan trọng khi châm.

Theo Đông y, khi châm đạt đ−ợc cảm giác đắc khí chứng tỏ khí của bệnh nhân đ−ợc huy động đến thông qua mũi châm - đạt kết quả tốt.

Nếu châm mà không tìm đ−ợc cảm giác đắc khí chứng tỏ "khí" của bệnh nhân đã suy kém - không áp dụng châm để điều trị.

Có thể hiểu đây là đáp ứng của ng−ời bệnh, thông qua hệ thần kinh đối với kích thích của mũi châm.

Có thể xác định khi châm có cảm giác đắc khí bằng một trong hai cách: − Cảm giác của bệnh nhân: thấy căng, tức, tê, nặng, mỏi tại chỗ châm hoặc

lan xung quanh nhiều hoặc ít.

− Cảm giác ở tay thầy thuốc: thấy kim nh− bị da thịt vít chặt lấy, tiến hay lui kim có sức cản (cảm giác t−ơng tự khi châm vào cục gôm tẩy).

Các cách th−ờng dùng để tạo cảm giác đắc khí: + Búng kim: búng vào cán kim nhiều lần.

+ Vê kim: ngón cái và trỏ vê đốc kim theo hai chiều nhiều lần. Cách này th−ờng dùng.

+ Tiến, lui kim: vừa vê kim vừa kéo kim lên xuống.

e. Rút kim

Khi hết thời gian l−u kim, ng−ời thầy thuốc có thể rút kim theo hai cách: − Nếu kim lỏng lẻo: cầm kim rút lên nhẹ nhàng.

− Nếu kim còn vít chặt: vê kim nhẹ tr−ớc khi rút lên sau đó sát trùng chỗ châm. Sau khi rút kim, sát trùng da chỗ kim châm.

Một số tr−ờng hợp sau khi rút kim chỗ châm vẫn còn cảm giác khó chịu (th−ờng do kích thích quá mức trong khi châm) thì có thể xử lý bằng hai cách: hoặc dùng ngón tay day, vuốt xung quanh hoặc cứu thêm lên trên huyệt thì cảm giác khó chịu sẽ dịu đi.

Những điểm cần chú ý khi thực hiện kỹ thuật châm

Một phần của tài liệu Châm cứu học part 6 potx (Trang 29 - 30)