Hiện trạng sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của khai thác măng tới sinh trưởng của bương mốc (dendrocalamus velutinus n h xia, v t nguyen v d vu) tại ba vì và hòa bình​ (Trang 37)

Vùng đệm có tổng diện tích tự nhiên 14.144,34 ha không tính đất do

các xí nghiêp quốc doanh quản lý.

Nhìn chung, kinh tếtrong vùng chưa phát triển, đời sống còn nhiều

khó khăn. Diện tích đất nông nghiệp bình quân 500 m2/người. Lương thực bình quân đạt 130 kg thóc/người/năm. Trong điều kiện không có nghề phụ, lao động dư thừa, tập quán canh tác lạc hậu, tình trạng làm nương rẫy sinh sống vẫn còn, đã ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

Chương 4

KẾ QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HẢO LUẬN

4.1. Tìm kinh nghiệm của người dân trong khai th c và chế biến măng Bương mốc

4.1.1. Kiến thc bản địa trong khai thác măng Bư ng mốc

* Sự quan tâm của n ười dân tớ lo Bươn mốc:

Hiện nay chưa có quy trình hướng dẫn kỹ thuật trồng Bương mốc theo hướng lấy măng nên việc tìm hiểu và đúc kết kinh nghiệm của người dân trong từng bước công việc như tạo giống, trồng, chăm sóc, khai thác măng và thân khí sinh là rất cần thiết. Đây chính là những ý tưởng, là cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo, đồng thời sẽ mang lại ý nghĩa thực tiễn thông qua nghiên cứu có thể áp dụng vào sản suất.

Điều tra hiện trạng gây trồng và khai thác loài Bương mốc tại khu vực VQG Ba Vì thuộc địa phận Hà Nội và Hòa Bình cho thấy loài cây này được người dân đánh giá cao vì cho năng suất, chất lượng măng cao, dễ bán trên thị trường. Loài này được sử dụng nhiều và gây trồng nhiều hơn so với các loài khác với mục đích làm măng thực phẩm, xây dựng,… Hiện nay, người dân địa phương rất quan tâm đến gây trồng và sử dụng loài Bương mốc. Đây được coi là yếu tố tích cực để phát triển nguồn tài nguyên này tại địa phương.

Diện tích Bương mốc ngày càng được mở rộng (tại vùng đệm của VQG Ba Vì đã thống kê được trên 600 ha), sản lượng măng Bương thu được nhiều hơn, mỗi khóm Bương cho 60 - 90 kg măng tươi một vụ. Giá 1 kg măng Bương tươi được thu mua tại chỗ vào đầu vụ đã lên đến 10.000 - 12.000

đồng/kg, ở thời điểm thu hoạch rộ, giá măng giảm xuống còn 8.000 - 9.000

đánh giá của người dân ở Ba Vì, Bương mốc đã trở thành cây xoá đói giảm ngh o của bà con người Dao, góp phần quan trọng trong việc tái tạo sinh thái cho khu vực Vườn quốc gia Ba Vì.

Hình 4.1: Bương mốc trồng tại c c xã vùng đệm để lấy măng

* K n n ệm của n ườ dân tron p ân loạ măn để k ai thác:

Dựa vào chất lượng măng từng giai đoạn mà người dân chia ra 3 loại măng là măngcủ, măng mầm và măng ống.

- Măng củ: Măng còn nằm dưới mặt đất hoặc mới nhú lên kh i mặt đất. Nơi đất nứt chân chim hoặc mặt đất ướt ẩm hoặc tai mo nhú lên mặt đất. Khai

thác măng củ khi măng ở độ cao khoảng 10 - 20 cm. Măng củ kích thước thường lớn, mập, đặc ruột và chưa hình thành ống nên ruột măng chưa hóa gỗ, chất lượng măng cao hơn, ăn ngon hơn. Tuy nhiên không cho năng suất

- Măng mầm: Là loại măng nhô lên kh i mặt đất chiều cao măng từ 20

- 40 cm. Loại măng này đạt được năng suất và chất lượng hơn với măng củ. - Măng ống: Măng mọc trên mặt đất cao từ 40 - 80 cm. Giai đoạn măng

bắt đầu sinh trưởng ổn định, tham gia vào quần thể loài. Măng ống thường gầy hơn, đã hình thành ống và rỗng ở ruột, một phần đã hóa gỗ, chất lượng măng đã giảm, thành phần chất sơ cao hơn.

Hình 4.2: Măng củ Hình 4.3: Măng mầm Hình 4.4: Măng ống

* Tìm ểu kỹ t uật k a t c măn Bươn mốccủa n ườ dân

Qua ph ng vấn, quan sát trực tiếp và ghi chép lại các kiến thức bản địa của 5 hộ dân tại 3 xã Vân Hòa, Tản Lĩnh huyện Ba Vì và xã Phúc Tiến huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình cho thấy: Bương mốc được trồng mục đích chính là lấy măng, kết hợp khai thác những cây to, già cỗi để bán (khai thác thân tháng 1, 2, 3, 4, 11, 12) vì khai thác vào thời điểm này không ảnh hưởng đến sinh trưởng của măng và hơn nữa cây không bị mối mọt.

Khai thác măng Bương mốc là một quá trình quan trọng vì nó ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cả rừng Bương nên công việc này luôn được thực hiện thận trọng và do những người có kinh nghiệm, có sức kh e đảm nhận.

Dụng cụ và cách khai thác: Sau khi chọn lựa được măng đủ tiêu chuẩn để khai thác, phát b các cành nhánh cây bụi xung quanh gốc, dùng thuổngđể đào đất xung quanh gốc măng sau đó dùng dao nhọn cắt sát gốc măng để lại khoảng 2 - 3 cm từ gốccây mẹ để tận dụng triệt để lượng măng này. Tùy theo

từng mục đích sử dụng mà người ta lựa chọn các khoảng thời gian khai thác khác nhau để thu được các loại măng khác nhau. Mỗi loại măng khác nhau có phương thức khai thác riêng. Đối với những măng mọc nổi sát hoặc trên mặt đất người dân dùng dao sắc cắt sát gốc măng mà không cần đào b đất xung

quanh.

Hình 4.5: Khai th c măng Bương mốc Hình 4.6: Kiểm tra kích thước măng khi khai th c

Tại khu vực nghiên cứu, người dân khai thác măng Bương mốc theo từng bụi, mỗi bụi khai thác theo phương pháp chọn lọc. Vị trí khai thác quyết định đến sinh trưởng, phát triển của bụi Bương, vị trí ưu tiên khai thác là giữa bụi. Khi khai thác, giữ 2 - 3 củ măng to, mập ở phân bố đều xung quanh phía

ngoài làm cây mẹ kh e sinh măng vụ sau. Tuy nhiên, lao động thủ công được thuê để khai thác măng đã chọn những măng mọc phía ngoài dễ khai thác, để lại măng mọc giữa bụi dẫn đến sự cạnh tranh trong bụi và bị thoái hóa do

thiếu dinh dưỡng và không gian sống. Điều này là bất lợi trong kinh doanh rừng trồng Bương mốc. Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của thân ngầm đó là hướng đến những chỗ đất tơi xốp và ẩm, nhiều màu. Vì vậy có thể lợi dụng tính chất này để hướng thân ngầm phát triển tạo thành búi theo ý muốn của mình.

Cách thức khai thác măng tùy vào mục đích sản lượng măng hoặc nhân giống. Nếu khai thác lấy sản lượng măng, cách khai thác là cắt sát nơi tiếp giáp giữa măng và thân ngầm. Qua quan sát trực tiếp và ph ng vấn các hộ dân, đã phát hiện thấy từ những gốc măng đã được khai thác từ đầu vụ tháng 5, tháng 6 (măng sớm) trên các mắt còn lại của thân ngầm đến khoảng giữa tháng 9 và tháng 10 các mắt mở to và phát triển thành măng có kích thước nh có thể khai thác măng khác người dân gọi là “măng ánh” có trọng lượng khoảng 0,5 kg/chiếc, nếu không khai thác măng này sẽ phát triển thành cây khí sinh nh có đường kính 3 - 5 cm, cao khoảng 2 m còn gọi là “cây chét”, “cây đùi gà” dùng làm giống để trồng rất tốt cho vụ sau. Mỗi bụi có 2 - 3

măng sớm được khai thác, cuối năm sẽ cho 4 - 6 cây giống “chét”, hay “đùi gà”. Có thể khẳng định đây là nguồn cây giống chất lượng cao, dễ trồng và có thể chủ động áp dụng kỹ thuật này trên diện rộng. Khi tạo nguồn giống, người dân không khai thác măng ánh để tạo ra các cây con có gốc phình to gọi là gốc đùi gà, loại giống có kích thước, chất lượng và sức sống cao hơn so với các nguồn giống khác, quan trọng có khả năng cho măng sớm.

Hình 4.7: Chọn cành và nhân giống bằng phương ph p chiết cành

Hình 4.8: Giống gốc đùi gà mọc từ “măng nh”

Theo người dân, có thể quan sát màu sắc của mo nang “v măng” khi

còn dưới mặt đất có màu nâu vàng, thịt măng ngon và có chất lượng tốt. Khi măng nhú qua kh i mắt đất thì v măng có màu xanh lục thịt măng hóa gỗ, chất lượng măng giảm, vì vậy việc nấp đất che phủ măng không để ánh sáng chiếu vào, để nâng cao chất lượng, dùng đất và hữu cơ phủ đất cho khóm măng thành lớp đất dày từ 16 - 30 cm hoặc có thể hơn nữa.

Khi khai thác cần quan tâm đến mùa vụ, mùa vụ thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, tùy vào thời tiết mà vụ măng có thể xuất hiện sớm hoặc muộn. Măng Bương mốc đầu vụ thường mọc thưa, kích thước nh , như vậy người dân khai thác hết toàn bộ loại măng này. Măng chính vụ là thời điểm măng mọc rộ nhất, để đảm bảo năng suất và chất lượng bụi măng nên để lại măng chính vụ vì măng mọc sâu từ lòng đất, có kích thước lớn, sức sống tốt. Khi khai thác phải để lại 2 - 3 măng mọc phân bố đều xung quanh phía ngoài

xa cây mẹ để mở rộng bụi, tránh để lại măng không mọc sâu trong đất làm cây sinh măng cho vụ sau vì loại măng này kích thước nh , không ổn định. Măng cuối vụ có thể khai thác hết, không để lại làm cây mẹ vì thời điểm này bụi Bương đã kiệt sức sinh sản măng nên kích thước măng bé, thường là măng ánhđược mọc ra từ gốc măng cắt thời điểm đầu và chính vụ, loại măng này nếu để lại làm cây mẹ thì dễ bị đổ khi mọc cao, cây mẹ sẽ còi cọc và dẫn đến giảm năng suất chất lượng măng vào vụ sau đồng thời rút ngắn quá trình

thoái hóa của búi Bương mốc; hoặc có thể để măng ánh phát triển thành “cây chét”, “đùi gà” để làm cây giống.

Hình 4.9: C ch khai th c măng bền vững

Hình 4.10: Nổi gốc do khai thác không bền vững

C ng theo kinh ngiệm của người dân, để kích thích ra măng vào cuối vụ và để khai thác măng bền vững cho những năm tiếp theo, khi khai thác chỉ khai thác từ phần eo của măng trở lên, cắt măng sâu hơn so với mặt đất để tránh hiện tượng chồi gốc và để lại phần gốc măng có mang các mắt mầm để sinh măng vào cuối vụ.Một số hộ khác còn cho biết, khi cây mẹ để lại lên cao

dinh dưỡng nuôi củ để sinh măng, đồng thời tạo được các cành làm nguyên liệu cho nhân giống bằng cành chiết. Như vậy, búi măng vừa cho măng có kích thước lớn hơn, vừa tạo được thêm số lượng các cành giống sau này.

Hình 4.11: Măng Bương mốc tươi chưa bóc bẹ mo

Hình 4.12: Đóng bao vận chuyển từ rừng về

* T ờ an t u oạc măn Bươn mốc

Vụ măng Bương mốc hàng năm bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10.

Măng được thu hoạch theo đợt, thường đầu vụ từ 1 - 2 tuần khai thác 1 lần;

vào chính vụ, thời điểm lượng mưa độ ẩm cao có thể khai thác 3 - 5 ngày 1

lần; thời điểm cuối vụ măng mọc thưa và chậm hơn có thể khai thác 6 - 9

ngày 1 lần, tùy vào kích thước và loại măng mong muốn.

Thời gian khai thác trong ngày thường vào buổi sáng sớm, tùy vào nhu

cầu của khách hàng hoặc nhân công khai thác mà thời gian khai thác không cố định trong ngày, có thể khai thác các thời gian trong ngày.

Sau khi lấy măng xong người dân đã sửa lại phần cắt cho nhẵn, không để xây xước và sau đó thì vun gốc lại, tránh cho gốc đựng nước và sẽ không bị thối gốc. Ngoài ra lấp gốc măng còn để giữ độ ẩm cho măng mọc xung quanh, măng ánh giữ được độ ẩm để có điều kiện sinh trưởng phát triển tốt hơn, còn hạn chế được mật số côn trùng gây hại trực tiếp đến gốc măng. Chú

ý chăm sóc, vun xới gốc cho bụi Bương mốc để hạn chế hiện tượng thoái hóa và hiện tượng nổi gốc làm giảm sản lượng và chất lượng của măng.

Hình 4.13: Cây mẹ để lại và kỹ thuật chăm sóc sau khai thác

4.1.2. Ph n tích ưu nhược điểm ca k thut khai thác hin ti

* Ưu n ược đ ểm của kỹ thuật khai thác hiện tại

- Ưu điểm: Kỹ thuật khai thác măng hiện tại của một số hộ gia đình có

những ưu điểm sau:

+ Cách thực hiện đơn giản, chỉ đòi h i người khai thác có kinh nghiệm và có sức kh e.

+ Phù hợp với người dân địa phương, tận dụng được nguồn lao động dồi dào tại địa phương.

+ Một số hộ đã quan tâm đến việc trẻ hóa các cây trong bụi, nên khả năngra măng vẫn duy trì tốt, măng to ra nhiều.

+ Đã tạo được giống “cây chét”, “đùi gà” thông qua khai thác măng sớm để lại phần gốc của măng cho các mắt mọc chồi và mọc thành măng muộn ở cuối vụ.

+ Biện phát chặt ngọn của cây măng đã định hình đã giúp cho các mắt ở thân cây bật chồi và phát triển thành cành, đây là vật liệu cho chiết cành tạo giống.

+ Người dân đã biết tận dụng triệt để trong khai thác măng ở thời điểm

nào có năng suất và chất lượng tốt thông qua tiêu chí nhận biết “măng củ”, “măng mầm”, “măng ống”

- Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm trong kỹ thuật khai thác hiện tại thì còn nhiều những nhược điểm của phương pháp này:

+ Do diện tích lớn, nhân công đi thuê nên không kiểm soát được trong

quá trình khai thác, chưa thực hiện được đúng kỹ thuật.

+ Do ngại khó khai thác nên chỉ tập trung khai thác măng ở phía ngoài, măng phía giữa bụi khó khai thác nên ngại khai thác hoặc không quan sát được nên b sót. Chính lý do này đã làm thay đổi cấu trúc búi măng, tỷ lệ các thân khí sinh ở các cấp tuổi không đúng kỹ thuật, làm xuất hiện các hiện tượng nổi gốc, khả năng sinh măng kém dần theo thời gian, bụi măng thoái

hóa nhanh chóng.

+ Một số hộ đã khai thác quá mức (tất cả các măng đầu vụ, chính vụ, cuối vụ) không để lại cây mẹ cho những năm sau, điều đó sẽ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của những năm sau.

+ Do sau khai thác không hợp lý thể dẫn đến tình trạng thoái hóa bụi Bương làm ảnh hưởng đến chu kỳ sinh trưởng của măng và cây mẹ ở thế hệ

+ Năng suất khai thác chưa cao, chủ yếu dựa vào nguồn lao động sẵn có ở địa phương.

+ Người dân địa phương ở đây chưa có hiểu biết đầy đủ về Bương mốc và măng Bương c ng như cách khai thác, thời vụ khai thác phù hợp để lâm phần Bương mốc phát triển và phục vụ khai thác lâu dài. Khai thác của người dân còn khá tự do và chưa có kỹ thật xử lý sau khai thác nên Bương sau khi trồng cho măng 1 đến 2 vụ thì bắt đầu có hiện tượng năng suất giảm, búi Bương có hiện tượng bị nâng gốc và có hiện tượng thoái hóa.

* Đúc rút kinh nghiệm của n ười dân trong khai thác măn Bươn mốc

Qua tìm hiểu kinh nghiệm của người dân và phân tích ưu nhược điểm trong khai thác măng Bương mốc của người dân, đề tài đã đúc rút ra một số vấn đề sau:

- Xác định phân biệt mùa vụ và lựa chọn thời điểm khai thác: cần xác định được mùa vụ khai thác bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, đặc điểm của từng thời điểm: đầu mùa, măng ít, kích thước nh ta nên khai thác hết; chính vụ măng lớn, số lượng nhiều, mọc sâu ta nên giữ lại 2 - 3 măng ở phía ngoài bụi để làm cây mẹ cho năm sau; cuối vụ đa phần là “măng ánh”có kích thước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của khai thác măng tới sinh trưởng của bương mốc (dendrocalamus velutinus n h xia, v t nguyen v d vu) tại ba vì và hòa bình​ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)