Đặc điểm của đất khu vực Tiên Phước, Quảng Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đất tới sinh trưởng và phát triển của cây dó bầu (aquilaria crassna)​ (Trang 32 - 37)

Bảng 1.5. Phân loại đất tỉnh Quảng Nam

ID Tên đất hiệu Diện tích Tỷ lệ I Nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát biển C 23.846 2,29 2 Cồn cát trắng Cc 13.758 1,32 5 Đất cát biển C 10.088 0,97 II Nhóm đất mặn M 22.341 2,15 8 Đất mặn sú vẹt đước Mm 1.137 0,11 9 Đất mặn nhiều Mn 12.179 1,17 10 Đất mặn ít và trung bình M 9.025 0,87 III Nhóm đất phèn S 1.730 0,17 15 Đất phèn tiềm tàng sâu, mặn Sp2M 1.119 0,11 16 Đất phèn tiềm tàng nông Sp1 611 0,06 IV Nhóm đất phù sa P 65.190 6,26

23 Đất phù sa được bồi chua Pbc 25.228 2,42

25 Đất phù sa không được bồi chua Pc 3.015 0,29

26 Đất phù sa gley Pg 10.430 1,00 27 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng Pf 10.920 1,05 28 Đất phù sa úng nước Pj 158 0,02 29 Đất phù sa ngòi suối Py 14.899 1,43 30 Đất phù sa trên nền đất cát biển P/C 540 0,05 VI Nhóm đất xám và bạc màu X; B 38.994 3,75 35 Đất xám trên phù sa cổ X 21.713 2,09

36 Đất xám trên trên Macma axit và đá cát Xa 14.211 1,37

37 Đất xám bạc màu trên phù sa cổ B 2.767 0,27

38 Đất xám bạc màu trên đá macma axit và đá cát Ba 303 0,03

VIII Nhóm đất đen R 168 0,02

47 Đất đen cacbonat Rv 168 0,02

ID Tên đất

hiệu Diện tích Tỷ lệ

51 Đất nâu tím trên đá sét màu tím Fe 21.759 2,09

52 Đất nâu đỏ trên đá Bazan Fk 2.707 0,26

54 Đất đỏ nâu trên đá vôi Fv 2.544 0,24

55 Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs 309.183 29,71 56 Đất vàng đỏ trên đá macma axit Fa 298.049 28,64

57 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 85.755 8,24

58 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 25.577 2,46

59 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước Fl 2.811 0,27

X Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi H 101.541 9,76

62 Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất Hs 26.592 2,56 63 Đất mùn vàng đỏ trên đá Macma axit Ha 70.361 6,76

64 Đất mùn vàng đỏ trên đá cát Hq 4.588 0,44

XII Nhóm đất thung lũng D 10.955 1,05

67 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 10.955 1,05

XIII Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá E 3.923 0,38

68 Đất xói mòn trơ sỏi đá E 3.923 0,38

Cộng 1.017.073 97,73

Sông suối, đất khác, Diện tích tự nhiên 23.610

1.040.683

2,27100

(Nguồn: Bản đồ Đất năm 2004, Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Trung)

* Nhóm đất phù sa

a. Diện tích:65.190 ha, chiếm 6,26% tổng diện tích tự nhiên.

b. Phân bố:Ở tất cả các huyện trong tỉnh trừ huyện Nam Trà My.

c. Điều kiện hình thành: Đất phù sa ở các huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Nam được tạo thành do quá trình lắng đọng phù sa của các sông. Đối với các huyện miền núi hình thành trên các vật liệu phù sa và được bổ sung bởi các sản phẩm dốc tụ hay lũ tích. Các hệ thống sông ở Quảng Nam không

có đê bao nên các trận lũ, nước sông ngập hết đồng ruộng. Đây là nguồn dinh dưỡng quý giá bổ sung cho đất. Nhóm đất phù sa chia thành 5 đơn vị là:

- Đất phù sa được bồi chua;

- Đất phù sa không được bồi chua; - Đất phù sa gley; - Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng; - Đất phù sa úng nước; - Đất phù sa ngòi suối; - Đất phù sa trên nền đất cát biển. *Nhóm đất xám

a.Diện tích: 38.994 ha, chiếm 3,75% diện tích tự nhiên của tỉnh.

b. Phân bố: Đất xám được phân bố ở tất cả các huyện trên nhiều dạng địa hình khác nhau từ đồng bằng ven biển đến các huyện miền núi. Nhiều nhất ở các huyện Thăng Bình, Quế sơn, Nam Giang, Duy Xuyên, thành phố Tam Kỳ, Đại Lộc.

c. Điều kiện hình thành:

Đất hình thành phát triển trên các loại đá mẹ mẫu chất khác nhau trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, khoáng sét đã bị biến đổi, có quá trình rửa trôi sét và các cation kiềm tạo cho đất có tầng tích tụ sét, đất có màu xám chủ đạo.

Nhóm đất xám có 4 đơn vị là: - Đất xám trên phù sa cổ; - Đất xám trên đá macma axit; - Đất xám bạc màu trên phù sa cổ; - Đất xám bạc màu trên đá macma axit. * Nhóm đất đỏ vàng

a. Diện tích:748.385 ha, chiếm 71,91% diện tích tự nhiên của tỉnh.

b. Phân bố: Trừ thành phố Hội An và huyện Điện Bàn, còn lại đất đỏ vàng được phân bố ở tất cả các địa phương trong tỉnh.

mẫu chất khác nhau trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, quá trình rửa trôi diễn ra mãnh liệt, dẫn đến tích lũy sắt, nhôm…

Đất có màu đỏ vàng, vàng đỏ, vàng nhạt tùy thuộc mức độ tích lũy sắt, nhôm và các khoáng vật trong đá mẹ.

Đất đỏ vàng được chia thành các đơn vị sau: - Đất nâu tím trên đá sét;

- Đất nâu đỏ trên đá bazan; - Đất đỏ nâu trên đá vôi; - Đất đỏ vàng trên đá sét;

- Đất đỏ vàng trên đá mác ma axít; - Đất nâu vàng trên phù sa cổ; - Đất vàng nhạt trên đá cát;

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa. * Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi

Diện tích 101.541 ha chiếm 9,76% tổng dttn. phân bố ở các vùng núi cao>1000m thuộc các huyện tây giang, nam giang, phước sơn và một số địa phương khác, đất không có khả năng sử dụng vào mục đích nông nghiệp.

Đất mùn vàng đỏ trên núi được chia thành các đơn vị sau: - Đất mùn vàng đỏ trên đá sét;

- Đất mùn vàng đỏ trên đá mác ma a xít; - Đất mùn vàng nhạt trên đá cát.

* Nhóm đất thung lũng

Nhìn chung đất có độ phì tương đối khá, đất chua, địa hình thấp trũng, khóthoát nước. chủ yếu được sử dụng trồng cây hàng năm như lúa màu, cây lương thực.

a. Diện tích: 10.955 ha, chiếm 1,05% tổng diện tích tự nhiên.

b. Phân bố:Tập trung chủ yếu ở huyện Tiên Phước, Duy Xuyên, Thành phố Tam Kỳ.

c. Tính chất lý hóa học của đất

- Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình. Đất có kết cấu cục, tảng. Phản ứng của đất chua đến ít chua pHKCl từ 5,0 - 5,5.

- Độ no bazơ trên 60%.

- Dung tích hấp thu từ trung bình đến khá, CEC 15 - 20 lđl/ 100g đất. - Tỷ lệ tỷ lệ mùn khá cao, từ 2,0-2,5%. Tỷ lệ đạm tương ứng là từ 0,2% đến 0,3%.

- Lân tổng số nghèo, thường dưới 0,06%, lân dễ tiêu cũng rất nghèo từ 5 - 10 mg/100g đất.

- Kali tổng số trung bình đến khá thường 1,0 - 1,50%; K2O dễ tiêu nghèo < 10mg/100 g đất.

Nhận xét: Đất có độ phì nhiêu tiềm tàng cao, nhưng còn một số hạn chế sử dụng là đất chua, địa hình thấp trũng, khả năng thoát nước kém, khả năng giữ nước và giữ phân kém.

d. Khả năng sử dụng:

Hầu hết diện tích đất đã được sử dụng để trồng lúa nước, rau màu. tuy nhiên sản xuất bấp bênh do thường bị lũ quét, lũ ống. một số nơi ở thành phố tam kỳ, duy xuyên nuôi các nước ngọt trên đất dốc tụ cho hiệu quả kinh tế cao.

* Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá

Diện tích 3.923 ha chiếm 0,38% tập trung rải rác ở các địa phương. Đất hình thành là kết quả của quá trình xói mòn rửa trôi mạnh, tầng đất mặt hầu như không còn. Đất ít có khả năng sử dụng vào mục đích nông nghiệp, chủ yếu sử dụng để khai thác vật liệu xây dựng và khoanh nuôi tái sinh rừng.

Theo nguồn tài liệu tra khảo sát của Viện quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp thực hiện năm 1992 và chỉnh lý bổ sung năm 1995 thì đất Tiên Phước có 9 loại, chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (chiếm 46, 25%), đất vàng đỏ trên đá Macma axit (chiếm 28,3%), đất vàng nhạt trên đá cát (11,61%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đất tới sinh trưởng và phát triển của cây dó bầu (aquilaria crassna)​ (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)