Từ số liệu trên bảng 4.2 ta xây dựng được đồ thị biểu diễn tương quan giữa vận tốc cắt với sai số gia công như trên hình 4.2.
4.3.2. Ảnh hưởng của lượng chạy dao đến chi phí năng lượng riêng và sai số gia công gia công
Ta tiến hành giữ nguyên giá trị V ở mức “0” và thay đổi lượng chạy dao S ở 5 mức. Kết quả được thể hiện ở phụ biểu 03.
a. Ảnh hưởng của lượng chạy dao S tới chi phí năng lượng riêng Nr
Từ kết quả thực nghiệm ở phụ biểu 03, tổng hợp các giá trị tính toán của hàm chi phí năng lượng riêng khi lượng chạy dao thay đổi như ở bảng 4.3.
58
Bảng 4.3:Tổng hợp các giá trị tính toán của hàm chi phí năng lượng riêng khi lượng chạy dao thay đổi
STT Y1 Y2 Y3 Ytb (Y0-Ytb)2 Si2 1 0,443 0,460 0,457 0,453 0,003592 0,000082 2 0,450 0,463 0,462 0,458 0,003018 0,000052 3 0,470 0,489 0,485 0,481 0,001020 0,000100 4 0,552 0,571 0,565 0,563 0,002440 0,000094 5 0,605 0,615 0,612 0,611 0,009487 0,000026 Tổng 2,520 2,598 2,581 2,566 0,019557 0,000356 Y0 0,513 Gtt 0,2821 Sy2 0,0147 Se2 0,0001 Ftt 206,1959
- Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai theo tiêu chuẩn Kohren:
Giá trị tính toán Gtt= 0,3526;Giá trị thống kê chuẩn Kohren tra bảng Gb = 0,7885; Gtt < Gb phương sai thực nghiệm là đồng nhất, kết quả thí nghiệm chấp nhận được.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào theo tiêu chuẩn Fisher: + Giá trị Ftt = 113,1447; + Giá trị Fb = 4,10; Ftt > Fb vậy ảnh hưởng của lượng chạy dao đến chi phí năng lượng riêng là rất đáng kể.
- Xác định mô hình thực nghiệm đơn yếu tố:
59
Y = 0,4597 - 0,0998.X + 0,2577.X2 (4.3)
- Kiểm tra tính tương thích của mô hình hồi qui theo tiêu chuẩn Fisher: + Giá trị tính toán chuẩn Fisher: F = 3,6019;
+ Giá trị tra bảng chuẩn Fisher: Fb= 4,10; F < Fb vậy mô hình đã chọn là tương thích.
- Đồ thị tương quan giữa lượng chạy dao và chi phí năng lượng riêng:
Từ số liệu trên bảng 4.3, ta xây dựng được đồ thị biểu diễn tương quan giữa lượng chạy dao với chi phí năng lượng riêng như trên hình 4.3.
b. Ảnh hưởng của lượng chạy dao S tới sai số gia công Δd
Từ kết quả thực nghiệm ở phụ biểu 03, tổng hợp các giá trị tính toán của hàm sai số gia côngkhi lượng chạy dao thay đổi như ở bảng 4.4.
Hình 4.3. Đồ thị ảnh hưởng của lượng chạy dao S đến chi phí năng lượng riêng Nr
60
Bảng 4.4:Tổng hợp các giá trị tính toán của hàm sai số gia công khi lượng chạy dao thay đổi
STT Y1 Y2 Y3 Ytb (Y0-Ytb)2 Si2 1 0,091 0,103 0,107 0,100 0,006829 0,000067 2 0,131 0,138 0,137 0,135 0,002289 0,000015 3 0,174 0,194 0,181 0,183 0,000000 0,000107 4 0,220 0,230 0,226 0,225 0,001777 0,000029 5 0,263 0,275 0,276 0,271 0,007772 0,000053 Tổng 0,878 0,941 0,926 0,915 0,018668 0,000271 Y0 0,183 Gtt 0,3947 Sy2 0,0140 Se2 0,0001 Ftt 258,1265
- Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai theo tiêu chuẩn Kohren:
Giá trị tính toán Gtt= 0,3947;Giá trị thống kê chuẩn Kohren tra bảng Gb = 0,7885; Gtt < Gb phương sai thực nghiệm là đồng nhất, kết quả thí nghiệm chấp nhận được.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào theo tiêu chuẩn Fisher: + Giá trị Ftt = 258,1265; + Giá trị Fb = 4,10; Ftt > Fb vậy ảnh hưởng của lượng chạy dao đến sai số gia công là rất đáng kể.
- Xác định mô hình thực nghiệm đơn yếu tố:
Từ số liệu thực nghiệm xác định được phương trình tương quan: Y = 0,0618 + 0,1802.X + 0,0298.X2 (4.4)
- Kiểm tra tính tương thích của mô hình hồi qui theo tiêu chuẩn Fisher:
+ Giá trị tính toán chuẩn Fisher: F = 0,1751; + Giá trị tra bảng chuẩn Fisher: Fb= 4,10; F < Fb vậy mô hình đã chọn là tương thích.
61
Từ số liệu trên bảng 4.4, ta xây dựng được đồ thị biểu diễn tương quan giữa lượng chạy dao với sai số gia công như trên hình 4.4.
Kết luận :
- Ảnh hưởng của vận tốc cắt V đến chi phí năng lượng riêng tuân theo quy luật hàm bậc 2. Khi vận tốc cắt tăng từ 5 ÷ 44 m/ph chi phí năng lượng riêng giảm từ 0.49 tới 0.465 (Wh/mm2). Tốc độ giảm ở khoảng này là chậm. Tuy nhiên khi vận tốc cắt tăng từ 45 ÷ 85 m/ph thì chi phí năng lượng riêng lại tăng với cường độ mạnh từ 0.46 tới 0.55 (Wh/mm2).
- Ảnh hưởng của vận tốc cắt V đến sai số gia công Δd là khá mạnh và tuân theo quy luật hàm bậc 2. Khi vận tốc cắt tăng từ 5 ÷ 40 m/ph sai số gia công giảm từ 0.087 tới 0.050 mm. Tuy nhiên khi vận tốc cắt tăng từ 40 ÷ 85 m/ph thì sai số gia công lại tăng với cường độ mạnh từ 0.05 ÷ 0.245 mm.
- Ảnh hưởng của lượng chạy dao S đến chi phí năng lượng riêng Nr
cũng là đồng biến và với quy luật hàm bậc 2. Khi lượng chạy dao S tăng từ
Hình 4.4. Đồ thị ảnh hưởng của lượng chạy dao S đến sai số gia công
62
0.2 ÷ 0.5 mm/v chi phí năng lượng riêng tăng với tốc độ chậm. Nhưng khi lượng chạy dao S tăng từ 0.5 ÷ 1.0 mm/v, chi phí năng lượng riêng tăng với tốc độ nhanh từ 0.46 lên tới 0.611 (Wh/mm2).
- Ảnh hưởng của lượng chạy dao S đến sai số gia công Δd cũng là đồng biến và với quy luật hàm bậc 2. Khi lượng chạy dao S tăng từ 0.2 ÷ 1.0 mm/v thì sai số gia công tăng từ 0.10 ÷ 0.27 mm.
Những kết quả trên là hoàn toàn phù hợp với cơ sở lý thuyết như luận văn đã tổng hợp được và trình bày ở chương 3. Đây cũng là những cơ sở quan trọng để tiến hành các nhiệm vụ tiếp theo - quy hoạch thực nghiệm đa yếu tố.