Dự toán chi đầu tư phát triển: Dự toán bố trí 99.450 tỷ đồng Dự toán chi trả nợ, viện trợ: Bố trí 49.160 tỷ đồng
Dự toán chi phát triển các sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, xã hội; đảm bảo quốc phòng, an ninh; quản lý hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể: Dự toán bố trí 174.550 tỷ đồng.Bao gồm :
Dự toán chi lĩnh vực giáo dục - đào tạo - dạy nghề: 66.770 tỷ đồng Dự toán chi lĩnh vực y tế: 22.210 tỷ đồng
Dự toán chi lĩnh vực khoa học và công nghệ: 7.150 tỷ đồng Dự toán chi lĩnh vực văn hoá - thông tin: 5.436 tỷ đồng
Dự toán chi sự nghiệp phát thanh - truyền hình - thông tấn: 1.310 tỷ đồng Dự toán chi sự nghiệp thể dục thể thao: 820 tỷ đồng
Dự toán chi lương hưu và đảm bảo xã hội: 26.800 tỷ đồng
Dự toán Dự toán chi sự nghiệp bảo vệ môi trường: 3.500 tỷ đồng
Dự toán chi quản lý hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể: 24.800 tỷ
đồng
Dự toán chi thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư: 500 tỷ đồng Dự toán chi thực hiện cải cách tiền lương là 27.784 tỷ đồng
Dự toán chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính: 100 tỷ đồng Dự phòng ngân sách: Bố trí 9.040 tỷ đồng
b.Năm 2008
- Thu ngân sách nhà nước.
Dự toán thu nội địa (không kể dầu thô): 189.300 tỷ đồng, tăng 18,7%(nếu không kể thu tiền sử dụng đất thì tăng 20,4%) so với ước thực hiện năm 2007.
Dự toán thu dầu thô: 65.600 tỷ đồng, bằng 95,8% so với ước thực hiện 2007 (giảm 2.900 tỷ đồng so với ước thực hiện năm 2007 và giảm khoảng 14.500 tỷ đồng so với năm 2006).
Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu: 64.500 tỷ đồng, tăng 14,2% so với ước thực hiện năm 2007.
Thu viện trợ không hoàn lại: 3.600 tỷ đồng, tăng 200 tỷ đồng so với ước thực hiện năm 2007.
Thu chuyển nguồn: 9,080 tỷ đồng, bằng 38% so với ước thực hiện năm 2007, tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2008.
Tổng hợp chung, dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2008 là 323.000
tỷ đồng, tăng 12,2% so ước thực hiện năm 2007, mức động viên thu NSNN đạt
24% GDP, thuế và phí đạt 22,4% GDP (nếu loại trừ yếu tố tăng giá dầu thì đạt mức động viên 21,8% GDP, trong đó từ thuế phí là 20,3% GDP). Về cơ cấu thu năm 2008, dự toán thu nội địa chiếm 58,6% tổng thu ngân sách nhà nước, cao hơn mức ước thực hiện năm 2007 (55,4%), thu dầu thô chiếm 20,3%, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu chiếm 20,0%.
- Chi ngân sách nhà nước.
Dự toán chi đầu tư phát triển: Dự toán năm 2008 bố trí 99.730 tỷ đồng,
chiếm 25,0% so với tổng chi
Dự toán chi trả nợ, viện trợ: Bố trí 51.200 tỷ đồng, tăng 4,1% so dự toán 2007, chiếm 12,8% tổng chi ngân sách nhà nước
Dự toán chi phát triển các sự nghiệp giáo dục-đào tạo-dạy nghề, y tế, văn hoá, xã hội; đảm bảo quốc phòng, an ninh; quản lý hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể:Dự toán năm 2008 bố trí 208.850 tỷ đồng tăng 6,0% so dự toán năm 2007, tăng 1,4% so với ước thực hiện năm 2007, chiếm 52,3% tổng chi NSNN; kể cả dự kiến chi cải cách tiền lương (28.400 tỷ đồng) là 237.250 tỷ đồng, chiếm 59,5% tổng chi NSNN (dự toán năm 2007 là 55,7%).Trong đó :
Dự toán chi lĩnh vực giáo dục-đào tạo và dạy nghề: 72.520 tỷ đồng Dự toán chi sự nghiệp y tế: 16.643 tỷ đồng
Dự toán chi lĩnh vực khoa học và công nghệ: 7.772 tỷ đồng Dự toán chi lĩnh vực văn hoá - thông tin: 6.148 tỷ đồng
Dự toán chi sự nghiệp phát thanh - truyền hình- thông tấn: 1.420 tỷ đồng Dự toán chi sự nghiệp thể dục thể thao: 880 tỷ đồng
Dự toán chi lương hưu và đảm bảo xã hội: 35.795 tỷ đồng Dự toán chi lĩnh vực sự nghiệp kinh tế: 15.647 tỷ đồng Dự toán chi sự nghiệp bảo vệ môi trường: 3.885 tỷ đồng
Dự toán chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể: 28.438 tỷ đồng Dự toán chi trợ giá các mặt hàng chính sách: 763 tỷ đồng
Dự toán chi thực hiện cải cách tiền lương: 28.400 tỷ đồng, chiếm 7,1% tổng chi ngân sách nhà nước
Dự toán chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính cho ngân sách địa phương:
100 tỷ đồng
Dự phòng NSNN: Bố trí 10.700 tỷ đồng, bằng 2,7% tổng chi NSNN. IV : Phân tích và đánh giá dựa trên cơ sở số liệu thu thập được
a. Năm 2007
Cân đối thu chi NSNN :
Bội chi NSNN năm 2007: 56.500 tỷ đồng, bằng 5% GDP. Nguồn bù đắp bội chi: Vay trong nước 43.000 tỷ đồng và vay nước ngoài 13.500 tỷ đồng. Với dự kiến vay nợ, trả nợ và huy động trái phiếu Chính phủ trong năm 2007 như trên, đến 31/12/2007 dư nợ Chính phủ bằng 37,3% GDP; dư nợ quốc gia bằng 31,2% GDP ở mức đảm bảo an ninh tài chính Quốc gia.
- Ngoài ra,do biến động của tình hình thế giới, thời gian vừa qua giá dầu thô trên thế giới có nhiều biến động, có khả năng ảnh hưởng đến cơ cấu thu NSNN năm 2007 nêu trên, vì vậy cần điều hành linh hoạt giá và thuế theo diễn biến giá dầu thô theo nguyên tắc khi giá dầu thô giảm sẽ điều chỉnh tăng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu trên cơ sở điều chỉnh tăng thuế suất thuế nhập khẩu xăng, dầu đảm bảo cân đối tổng thể thu, chi NSNN năm 2007 đã dự kiến.
- Các lĩnh vực chi tuy đã bố trí tăng, một số lĩnh vực bố trí tăng khá cao so với dự toán năm 2006, đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ cơ bản, quan trọng, nhưng còn khó khăn. Vì vậy, trong quản lý điều hành cần phải phấn đấu tăng thu
NSNN trên cơ sở đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chống thất thu; đồng thời phải quản lý chặt chẽ NSNN, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm.
- Dự toán chi NSNN năm 2007 mới bố trí dự phòng NSNN ở mức 2,5%, mức bố trí này là mỏng so với yêu cầu thực tế để đảm bảo cho các nhiệm vụ phòng chống thiên tai, dịch bệnh, các nhiệm vụ đột xuất khác phát sinh trong năm, trong điều hành nếu tăng được thu sẽ tăng thêm dự phòng để chủ động trong điều hành.
b. Năm 2008
Cân đối ngân sách nhà nước
Bội chi NSNN 66.900 tỷ đồng, bằng 5% GDP. Nguồn bù đắp bội chi: Vay trong nước: 51.900 tỷ đồng; vay nước ngoài: 15.000 tỷ đồng.
Với dự kiến vay nợ, trả nợ và huy động trái phiếu Chính phủ trong năm 2008 như trên, đến 31/12/2008 dư nợ Chính phủ bằng 36,6% GDP; dư nợ quốc gia sẽ bằng 28,8% GDP ở mức đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.
Nói tóm lai :Công tác điều hành chi NSNN năm 2008 đảm bảo theo đúng chủ trương thắt chặt chi tiêu để kiềm chế lạm phát; tập trung nguồn lực (tăng thu, tiết kiệm chi) của NSNN để chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo thực hiện các chính sách hỗ trợ người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng trợ cấp xã hội.
- Chính sách thuế, phí được điều chỉnh theo hướng khuyến khích xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến, hạn chế việc xuất khẩu nguyên liệu và khoáng sản thô; tăng cường kiểm soát nhập khẩu hàng hoá không thiết yếu, giảm nhập siêu trong khuôn khổ phù hợp với các cam kết WTO, đồng thời, tiếp tục rà soát, bãi bỏ một số loại phí, lệ phí và các khoản huy động khác để giảm gánh nặng đóng góp của người dân, nhất là nông dân. Đã thực hiện biện pháp kéo dài, giãn thời hạn nộp thuế đối với các đơn vị sản xuất - kinh doanh hoạt động chế biến xuất khẩu để hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất, xuất khẩu.
- Công tác quản lý, điều hành giá được tổ chức triển khai quyết liệt, đã góp phần tích cực thực hiện kiềm chế lạm phát. Việc điều chỉnh giá thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, nhân dân và doanh nghiệp, góp phần chống buôn lậu, khuyến khích sử dụng tiết kiệm; đồng thời, thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng gặp khó khăn khi Nhà nước điều chỉnh giá.
Bên cạnh các kết quả tích cực nêu trên, công tác tài chính - ngân sách năm 2008 còn những khó khăn, tồn tại đó là thu NSNN tăng, nhưng chưa vững chắc, chủ yếu là do giá dầu thô và thuế xuất nhập khẩu. Thu NSNN những tháng cuối năm có chiều hướng giảm do sản xuất - kinh doanh gặp khó khăn.
***** Kết luận *****
Kể từ khi Việt Nam bắt đầu thực hiện đổi mới kinh tế đến nay,Việt Nam đã có nhiều nỗ lực đáng ghi nhận trong cải cách định hướng thị trường,nhất là trong cải cách,điều chỉnh chính sách thuế,thuế quan và chính sách trợ cấp,bảo hộ ngành đê thúc đẩy thương mại,tăng trưởng kinh tế,nâng cao năng lực các ngành hàng và góp phần nâng cao thu nhập nguời dân,xoá đói giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa Viêt Nam và các nước khác trên thế giới và giữa các vùng miền trên đất nước.
Đối với Viêt Nam,vấn đề điều chỉnh chính sách kinh tế,nhất là chính sách tài khoá sau khi gia nhập WTO càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.Tính cần thiết phải điều chỉnh chính sách tài khoá,nhất là chính sách thuế - thuế quan và chính sách trợ cấp xuất phát từ ba nhóm nhân tố chính là thực hiện các cam kết gia nhập của mình,nắm bắt tốt những cơ hội mà việc gia nhập tạo ra và giảm thiểu tối đa những tiêu cực mà việc thực hiện các cam kêt gia nhập mang lại, đảm bảo cân đối ngân sách,giữ mức thâm hụt ngân sách ở mức có thể kiểm soát được.
Qua 2 năm thực hiện,tính từ năm 2006 tới nay,sau khi gia nhập WTO,Việt Nam đã có những nỗ lực đáng ghi nhận trong việc cải cách, điều chỉnh chính sách tài khoá để góp phần tăng trưởng kinh tế.Những nỗ lực này có thể thấy trên phương diện điều chỉnh,cắt giảm trợ cấp,nhất là trợ cấp nông nghiệp,chính sách tự do hoá thương mại,cắt giảm thuế quan,các hàng rào phi thuế quan
Tuy nhiên cũng còn một số hạn chế trong việc thực hiện chính sách tài khoá như : Chính sách thuế,trợ cấp vẫn chưa đúng với các quy định chung,chính sách thuế quan vẫn chưa minh bạch…
Trong bối cảnh mới hiện nay,cần phải đảm bảo việc điều chỉnh các chính sách tài khoá một cách có hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội.