Hấp thu và chuyển hoá iod là một ví dụ rất rõ của cơ thể trong việc điều hoà kiểm soát sử dụng chất dinh dưỡng. Iod có trong thực phẩm dưới dạng ion (I-), iod vô cơ tự do, hoặc dạng nguyên tửđồng hoá trị của các thành phần hữu cơ, và chúng đều phải được tự do trước khi hấp thu. Ion iod được hấp thu nhanh ở ruột non, sau đó iod tự do được chuyển đến khu vực gian bào. Iod tự do được khử thành ion iod và được hấp thu. Một số iod có mặt trong không khí và đựơc sử dụng như một chất đốt nhiên liệu, và có thểđược hấp thu qua da và phổi.
Iod đuợc hấp thu sẽ nhanh chóng đi vào hệ mạch máu; một phần ba lượng này được tuyến giáp thu nhận. Phần còn lại đuợc qua thận và lọc vào nước tiểu. Một phần nhỏ mất qua hơi thở và qua phân. Bài tiết iod có tác dụng chống lại hiện tượng tích luỹ iod và gây độc.
Iodile sau khi vào tuyến giáp sẽ được oxy hoá và trở lại iod, chúng gắn với gốc acid amine tyrosine dưới dạng protein bảo quản iod thyroglobuline. Nếu não phát hiện nồng độ thấp iod trong máu, sẽ lập tức giải phóng yếu tố kích bài tiết thyroxin (TRF) vào máu. TRF đi tới tuyến yên, kích thích tuyến này bài tiết một hóc môn kích giáp trạng (TSH). TSH được đưa tới thuyến giáp, kích thích quá trình sản xuất thyroglobuline để giải phóng gốc tyrosin từ protein. Gốc này sau đó được chuyển thành 2 dạng hóc môn: T3 và T4. Hóc môn này điều hoà chuyển hoá năng lượng; T3 có hoạt tính sinh học hơn T4.
4.4.3. Nhu cầu khuyến nghị
Nhiều tiêu chuẩn thống nhất qui định 150 µg/ngày là khuyến nghị cho trưởng thành nam và nữ, nữ có thai: 175 µg/ngày; nữ cho con bú: 200µg/ngày; Canađa khuyến nghị 300 µg/ngày. Một liều lên tới 1000 µg/ngày có thể coi là an toàn.
4.4.4. Nguồn thực phẩm
Nguồn chính cung cấp cho cơ thể là qua nước và thức ăn. Lượng iod rất thay đổi tuỳ theo vùng, theo nguồn iod có trong đất và nước. Thực vật và động vật nuôi trồng ở vùng thiếu iod cũng có hàm lượng iod thấp.
Những thực phẩm có nguồn gốc từ biển như cá và hải sản, các loại rau tảo biển thường có nồng độ iod cao. Nhiều nước trên thế giới sử dụng muối ăn có tăng cường iod để phòng chống bệnh bướu cổ. Năm 1999, Chính phủ Việt Nam có quyết định về bắt buộc đưa iod vào muối.
Muối iod chỉ có tác dụng phòng bệnh khi có đủ lượng iod. Hàm lượng iod trong muối tại nơi sản xuất là 500 µg trong 10 g muối (hay 50 µg trong 1 g muối). Trừ hao hụt trong quá trình vận chuyển, bảo quản, khi đến tay người dùng lượng iod vẫn phải đảm bảo ở mức 200 µg trong 10 g muối (20 ppm).
PHẦN 3. VAI TRÒ VÀ NHU CẦU NƯỚC
Nước là một trong những thành phần cơ bản của sự sống, chiếm khoảng 1/2 trong lượng cơ thể người trưởng thành. Con người chỉ có thể sống sót trong vòng
44
vài ngày nếu không được bổ sung nước. Thời gian sống lâu nhất khi không có nước là 17 ngày, nhưng 2 hoặc 3 ngày là một giới hạn phổ biến nhất. Ngược lại con người có thể sống trong nhiều tuần hoặc thậm chí hàng năm khi không bổ sung một số chất dinh dưỡng cơ bản khác.