Đặc điểm cơ bản điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và tỉa thưa sinh trưởng và cơ cấu sản phẩm của lâm phần rừng trồng keo tai tượng (acacia mangium)​ (Trang 27 - 28)

Khu vực nghiên cứu là các tỉnh vùng Trung tâm Bắc Bộ như Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ với các yếu tố chính của điều kiện tự nhiên như sau:

Địa hình: Các lâm phần nghiên cứu có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, độ dốc từ 5 – 40%, độ cao so với mực nước biển từ 50 – 300m

Đất: Chủ yếu là các loại đất feralit màu vàng, vàng đỏ, tầng đất từ dày

đến mỏng với độ sâu tầng đất các điểm nghiên cứu từ 50 – 200 cm. Theo kết quả đánh giá lập địa của các công trình nghiên cứu ở khu vực này, đất ở vùng nghiên cứu có độ phì tương đối tốt và phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của loài Keo tai tượng.

Khí hậu: Đây là vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa đông lạnh và khô. Hàng năm có hai mùa rõ rệt là mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa này chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm cho thời tiết hanh khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, thường không có bão lớn, nhưng lại chịu ảnh hưởng của cơn bão nhiệt đới với lượng mưa cao. Các chỉ tiêu khí hậu cơ bản trung bình năm của khu vực nghiên cứu như sau:

Lượng mưa bình quân:1800-2200mm

Nhiệt độ trung bình năm: 22.7oC – 23.2oC. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng 1) là 12oC, còn nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 33oC (Tháng 7).

Độ ẩm tương đối của không khí: 84%

Nói tóm lại, điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu phù hợp với nhu cầu sinh thái của Keo tai tượng. Năng suất rừng Keo tai tượng trồng thâm canh đạt khá cao ở vùng này (lên tới trung bình 30 – 35 m3/ha/năm). Keo tai tựong còn là cây họ đậu có khả năng cải tạo đất. Mặt khác, nhu cầu gỗ cho công nghiệp chế biến, đặc biệt gỗ nguyên liệu giấy ở khu vực này là rất lớn. Chính vì vậy, Keo tai tượng đang là loài được trồng phổ biến ở khu vực nghiên cứu.

Chương 3

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và tỉa thưa sinh trưởng và cơ cấu sản phẩm của lâm phần rừng trồng keo tai tượng (acacia mangium)​ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)