Nhận xét chung và thảo luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố đến sinh trưởng và hình thái cây bản địa trồng dưới tán keo lá tràm (acacia auriculiformis cunn) ở bắc hải vân​ (Trang 73 - 79)

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Nhận xét chung và thảo luận

Qua kết quả điều tra và tính tốn, phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sinh trưởng và hình thái các lồi cây bản địa trồng hỗn giao dưới tán rừng Keo lá tràm cho thấy, sinh trưởng và hình thái cây bản địa trồng dưới tán có quan hệ nhất định với độ tàn che tầng cây cao, khoảng cách từ cây bản địa đến cây tầng trên gần nhất, chiều cao trung bình 6 cây xung quanh, đặc biệt là diện tích dinh dưỡng bình qn.

Khi xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đến cùng 1 chỉ tiêu sinh trưởng tại cùng 1 vị trí địa hình của cùng lồi cây bản địa cho thấy: Đối với loài Huỷnh, diện tích dinh dưỡng bình qn và chiều cao trung bình 6 cây xung quanh cùng ảnh hưởng đến sinh trưởng D1.3, Hvn ở địa hình sườn; độ tàn che, khoảng cách cây gần nhất cùng ảnh hưởng đến sinh trưởng D1.3, Hvn, Dt ở địa hình sườn và Dtở địa hình chân; các nhân tố diện tích dinh dưỡng bình qn, độ tàn che, chiều cao trung bình 6 cây xung quanh, khoảnh cách cây gần nhất cùng ảnh hưởng đến sinh trưởng D1.3, Hvn ở địa hình sườn. Đối với lồi Dầu rái, diện tích dinh dưỡng bình qn, độ tàn che, khoảng cách cây gần nhất cùng ảnh hưởng đến sinh trưởng D1.3, Hvn ở địa hình chân; diện tích dinh dưỡng bình qn, khoảng cách cây gần nhất cùng ảnh hưởng đến sinh trưởng Dt ở địa hình chân. Đối với lồi Chị chỉ, diện tích dinh dưỡng bình quân, khoảng cách cây gần nhất cùng ảnh hưởng đến sinh trưởng Hvn, Dt ở địa hình đỉnh; độ tàn che, chiều cao trung bình 6 cây xung quanh cùng ảnh hưởng đến sinh trưởng D1.3 ở địa hình chân. Đối với lồi Sao đen, diện tích dinh dưỡng, độ tàn che, khoảng cách cây gần nhất cùng ảnh hưởng đến sinh trưởng D1.3 ở địa hình đỉnh; độ tàn che, khoảng cách cây gần nhất cùng ảnh hưởng đến sinh trưởng D1.3, Hvn, Dt ở địa hình đỉnh; diện tích dinh dưỡng bình quân, độ tàn

che cùng ảnh hưởng đến sinh trưởng D1.3ở địa hình sườn. Như vậy, có thể thấy rằng, ảnh hưởng của diện tích dinh dưỡng bình qn, độ tàn che, chiều cao trung bình 6 cây xung quanh, khoảng cách cây gần nhất đến 1 chỉ tiêu sinh trưởng nào đó ở cùng vị trí địa hình của cùng lồi cây bản địa trong một số trường hợp tương tự nhau, thể hiện rõ nhất ở loài Huỷnh. Điều này cho thấy, một số nhân tố tác động có thể có quan hệ nhất định với nhau tuy chưa thực sự rõ nét. Đây có thể gợi mở cho hướng nghiên cứu tiếp theo về ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố đến sinh trưởng cây bản địa.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của diện tích dinh dưỡng bình qn, độ tàn che đến hình thái cây bản địa cho thấy: đối với lồi Huỷnh, diện tích dinh dưỡng bình quân, độ tàn che cùng ảnh hưởng đến Dt/D1.3 ở địa hình chân; đối với lồi Sao đen, diện tích dinh dưỡng bình qn, độ tàn che cùng ảnh hưởng đến Dt/D1.3ở địa hình đỉnh; đối với lồi Dầu rái, Chị chỉ, diện tích dinh dưỡng bình qn, độ tàn che ảnh hưởng khác nhau đến chỉ tiêu hình thái. Như vậy, có thể thấy, ảnh hưởng của độ tàn che, diện tích dinh dưỡng bình qn đến cùng 1 chỉ tiêu hình thái ở cùng vị trí địa hình của một lồi cây bản địa có khác nhau.

Trong giai đoạn hiện nay, cây bản địa ở khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của Keo lá tràm ở tầng trên. Do đó, cần có một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh đối với tầng cây cao để tạo điều kiện tốt cho sinh trưởng của cây bản địa cũng như hình thái của chúng. Tuy nhiên, vì dung lượng quan sát cho từng lồi cây bản địa theo từng địa hình đa số cịn nhỏ, nên mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sinh trưởng và hình thái từng lồi cây bản địa chưa thể hiện rõ quy luật; do đó để đưa ra biện pháp lâm sinh phù hợp, cần thiết phải có những nghiên cứu tiếp theo với dung lượng quan sát đủ lớn mang tính đại diện tại các dạng địa hình ở khu vực nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rừng trồng với mục tiêu chính là phịng hộ. Chính vì vậy làm thế nào để cây bản địa sinh trưởng tốt là vấn đề

cần quan tâm. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, rừng trồng hỗn giao cây bản địa dưới tán rừng Keo lá tràm sinh trưởng tương đối tốt. Về lâu dài, cây bản địa sẽ dần thay thế Keo lá tràm ở tầng trên tạo nên rừng hỗn loài gần giống mơ hình rừng tự nhiên là mơ hình rừng mà qua nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy khả năng phòng hộ là cao nhất. Đây chính là hướng gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo của đề tài.

Chương 5

kết luận, tồn tại và kiến nghị

5.1. Kết luận

Mục tiêu của đề tài là xác định ảnh hưởng của một số nhân tố đến sinh trưởng và hình thái cây bản địa làm cơ sở lý luận cho việc trồng rừng cây bản địa dưới tán rừng Keo lá tràm.

- Số liệu nghiên cứu được thu thập trên 22 ô định vị diện tích ơ là 1000m2 đáp ứng được độ tin cậy về các chỉ tiêu thống kê.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số loài cây bản địa tuổi 8 trồng dưới tán rừng Keo lá tràm, trong đó tầng cây cao đã bị tác động nhiều lần, như tỉa thưa mở rộng khơng gian dinh dưỡng, cây bản địa được chăm sóc liên tục trong 3 năm đầu nên phần nào có ảnh hưởng nhất định đến kết quả nghiên cứu. Tuy vậy kết quả của đề tài góp phần định hướng cho những biện pháp tác động tiếp theo với đối tượng rừng này tạo điều kiện cho cây bản địa sinh trưởng tốt nhất.

- Kết quả nghiên cứu sinh trưởng cây bản địa cho thấy:

+ Cùng lồi cây, nhưng ở các vị trí địa hình khác nhau, sinh trưởng cây bản địa cũng khác nhau, Huỷnh sinh trưởng nhanh nhất ở địa hình đỉnh và sườn, Dầu rái sinh trưởng ở địa hình chân nhanh hơn ở địa hình đỉnh, Chị chỉ sinh trưởng nhanh nhất ở địa hình sườn, Sao đen sinh trưởng ở địa hình sườn nhanh hơn địa hình chân.

+ Các lồi cây bản địa sinh trưởng khá tốt, ở địa hình chân, Chị chỉ, Dầu rái là hai loài cây sinh trưởng nhanh nhất trong các loài nghiên cứu, tiếp đến là Huỷnh, cuối cùng là Sao đen; ở địa hình sườn, Chị chỉ sinh trưởng nhanh nhất, sau đó là Sao đen, Dầu rái, Huỷnh; ở địa hình đỉnh, sinh trưởng của các loài cây bản địa chưa thể hiện rõ quy luật. Do đó cần quan tâm đến việc gây trồng các lồi cây này để nhanh chóng chuyển hóa rừng Keo lá tràm thành rừng hỗn giao cây bản địa ở khu vực nghiên cứu.

- Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố đến sinh trưởng cây bản địa cho thấy, diện tích dinh dưỡng bình qn, độ tàn che, khoảng cách gần nhất từ cây bản địa đến cây tầng trên, chiều cao trung bình 6 cây xung quanh gần nhất có ảnh hưởng nhất định đến sinh trưởng D1.3, Hvn, Dt các loài cây bản địa. Cụ thể là:

+ Các loài cây khác nhau, ảnh hưởng của các nhân tố này đến sinh trưởng đường kính D1.3, chiều cao, đường kính tán cũng ở mức độ khác nhau.

+ Cùng lồi cây, ảnh hưởng của diện tích dinh dưỡng bình qn, chiều cao bình quân, độ tàn che và khoảng cách gần nhất đến cây tầng trên đến sinh trưởng cây bản địa ở các vị trí địa hình khác nhau cũng khác nhau.

+ Cùng loài cây, cùng vị trí địa hình, ảnh hưởng của diện tích dinh dưỡng bình quân, độ tàn che, khoảng cách cây gần nhất, chiều cao trung bình 6 cây xung quanh đến một chỉ tiêu sinh trưởng nào đó trong một số trường hợp tương tự nhau tuy chưa thực sự rõ nét.

- Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của diện tích dinh dưỡng bình qn, độ tàn che đến một số chỉ tiêu hình thái cây bản địa cho thấy:

+ Các lồi cây khác nhau, ảnh hưởng của các nhân tố này đến các chỉ tiêu hình thái Dt/D1.3, Hvn/D1.3, Hdc/Hvncũng ở mức độ khác nhau.

+ Cùng lồi cây, nhưng ở các vị trí địa hình khác nhau, ảnh hưởng của diện tích dinh dưỡng bình quân, độ tàn che đến các chỉ tiêu hình thái cây bản địa cũng khác nhau.

+ Cùng lồi cây, cùng vị trí địa hình, ảnh hưởng của diện tích dinh dưỡng bình qn, độ tàn che đến một chỉ tiêu hình thái nào đó là khác nhau.

5.2. Tồn tại

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, đề tài còn một số tồn tại:

- Số liệu nghiên cứu mới chỉ thu thập trong phạm vi hẹp là ở Bắc Hải Vân, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế; dung lượng quan sát ở một số dạng địa hình đối với từng lồi cây bản địa cịn chưa đủ lớn. Đối tượng nghiên

cứu chỉ là cây bản địa tuổi 8 mà chưa mở rộng cho nhiều tuổi khác và chưa có điều kiện nghiên cứu đối với những lâm phần chưa chịu tác động của biện pháp lâm sinh để có cơ sở đối chứng.

- Mặc dù đã có kết quả nghiên cứu cụ thể cho từng loài cây nhưng việc áp dụng trực tiếp vào thực tiễn cần phải xem xét thêm, vì đối tượng là rừng hỗn giao cây bản địa; đồng thời quan hệ giữa một số nhân tố với một số chỉ tiêu sinh trưởng, hình thái cây bản địa cần được cụ thể hóa và kiểm nghiệm để có thể vận dụng vào thực tiễn công tác điều tra.

5.3. Kiến nghị

- Cần nghiên cứu bổ sung để tăng dung lượng quan sát ở các dạng địa hình khác nhau và mở rộng phạm vi nghiên cứu, đặc biệt là những lâm phần chưa bị tác động để kết quả nghiên cứu mang tính bao quát hơn, kết luận mang tính khách quan hơn.

- Cần tiếp tục nghiên cứu cho nhóm lồi để kết luận nghiên cứu hoàn thiện hơn.

- Cần cụ thể hóa các mơ hình quan hệ đồng thời tiến hành kiểm nghiệm phương trình để áp dụng vào thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố đến sinh trưởng và hình thái cây bản địa trồng dưới tán keo lá tràm (acacia auriculiformis cunn) ở bắc hải vân​ (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)