Thiết lập thông số tính toán trên phần mềm PSS/ADEPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bù công suất phản kháng trên lưới điện phân phối, tính toán cho lộ đường dây 375e13 1 đồng mỏ​ (Trang 99 - 104)

5. Tên và bố cục của đề tài

3.1.3.2. Thiết lập thông số tính toán trên phần mềm PSS/ADEPT

Trong phần mềm PSS/ADEPT có một môi trường để thiết kế sơ đồ của lưới, trên thanh công cụ vẽ có các loại đối tượng cho việc vẽ sơ đồ lưới điện như nút, máy phát, máy biến áp, thanh cái, đường dây, tải điện…,

Khi thiết lập sơ đồ, chúng ta tiến hành xác định các nút, sau đó nối các nút bằng đường dây, máy biến áp, phụ tải.., chú ý khi vẽ chúng ta tiến hành vẽ từ nguồn đi về tải, nếu vẽ ngược lại thì khi xuất kết quả công suất trên đoạn đó sẽ bị âm.

Sơ đồ tính toán được xây dựng trên phần mềm PSS/ADEPT gồm lộ 375 lấy điện từ trạm biến áp 110kV E13.1 Đồng Mỏ cho trong các phụ lục.

1. Thông số đường dây

Trong phần mềm PSS/ADEPT thông số các mã dây có sẵn trong thư viện không phù hợp với lưới điện nước ta. Vì vậy ta phải đi xây dựng thư viện mã dây cho các loại mã dây thực tế.

Căn cứ vào các số liệu thu thập được như: Mã dây, chiều dài. Ta đi xác định được điện trở và điện kháng trên 1 đơn vị chiều dài. Sau đó ta vào phần cài đặt thiết lặp thư viên cho các loại mã dây này. Giả sử phần mềm được cài đặt theo đường dẫn sau: C:\Program Files\PTI\PSS-ADEPT5\Example, trong phần Example ta vào file pti.con (hình 3.5), sau đó ta thiết lập các loại thông số cho các loại dây mà đường dây có ví dụ: AC35, AC50, AC 70, AC95… và thiết lập thông số đường dây trên phần mềm PSS/ADEPT như hình 3.6.

Hình 3.5. Thư viện thiết lập thông số đường dây

Hình 3.6. Thẻ thiết lập thông số đường dây

2. Thông số máy biến áp

Tương tự như mã dây, các thông số của máy biến áp cho sẵn trong phần mềm không phù hợp với lưới điện Việt Nam, tiến hành thiết lập các thông số cho máy biến áp theo đơn vị tương đối trong pti.con. Các thông số của máy biến áp được thiết lập như hình 3.7

Hình 3.7. Thẻ thiết lập thông số máy biến áp

3. Xây dựng đồ thị phụ tải xuất tuyến 375

Từ số liệu thống kê xuất tuyến đường dây 375 trạm biến áp 110kV E13.1 Đồng Mỏ, sẽ xây dựng được biểu đồ phụ tải ngày điển hình. Căn cứ vào đồ thị phụ tải ta biết được thời điểm cực đại và thời điểm cực tiểu. Có ý nghĩa khi tiến hành bù công suất phản kháng, xác định được thời điểm bù cố định và bù đóng cắt nhằm đảm bảo không bị quá áp trong thời điểm phụ tải cực tiểu.

Số liệu xây dựng đồ thị phụ tải cho trong phụ lục 2:

Hình 3.8. Đồ thị phụ tải ngày điển hình năm 2020 lộ 375 - E13.1

Thời điểm phụ tải lớn nhất trong ngày nằm trong khoảng 18h đến 20h cực tiểu khoảng 1h đến 4h. Để đơn giản cho quá trình xây dựng phụ tải trong PSS/ADEPT ta lấy gần đúng thời gian phụ tải hoạt động cực đại năm trong khoảng từ 8h đến 10h và 17h đến 21h như vậy thời gian hoạt động của phụ tải ở thời điểm cực đại trong ngày chiếm khoảng 8/24 = 0,33.

Phân tích đồ thị phụ tải ta thấy tỷ lệ Pmax/Pmin trên thanh cái trạm trung gian lộ 375 – E13.1 (ngày mùa hè) là (3,848/13,328) = 0,29. Vì vậy một cách gần đúng ta sẽ khảo sát tính toán điện áp nút của lưới điện ở hai chế độ phụ tải Pmax (100%) và chế độ cực tiểu Pmin = 29% Pmax. Điều này có nghĩa là phụ tải của các TBA hạ áp sẽ tương ứng giảm đi 29% so với chế độ cực đại.

Để xác định dung lượng bù chúng ta đi phân loại phụ tải, xây dựng đồ thị phụ tải, được thực hiện trong Network/Groupt.., Network/Load categories.., Netword/Load snapshots.

Phụ tải của đường dây 375 – E13.1 được phân thành 2 loại: phụ tải sinh hoạt và phụ tải sản xuất (phụ lục 1). Thiết lập các phụ tải ở các thẻ Load categories hình 3.9 và thẻ Load snapshots hình 3.10.

Hình 3.9. Thẻ phân loại phụ tải Hình 3.10. Thẻ xây dựng đồ thị phụ tải

4. Thiết lập thông số cho bài toán tính bù CAPO

Vào menu Analysis/Options chọn thanh CAPO đặt các thông số tùy chọn cần thiết để tính toán bù tối ưu, chọn đồ thị phụ tải, đặt số dải tụ cố định, ứng động và chọn các vị trí cần tính toán bù.

5. Xây dựng các chỉ số kinh tế cho chương trình PSS/ADEPT

Trước khi tính toán bù CSPK, cần phải cài đặt các chỉ số kinh tế trong Network>Economics của chương trình.

Căn cứ tiêu chuẩn kỹ thuật vật tư thiết bị, thiết kế lắp đặt cụm tụ bù và một số quy định hiện hành, tính toán được các chỉ số kinh tế của chương trình phù hợp với LĐPP Việt Nam như bảng 3.1 vào hình 3.12:

Hình 3.12. Hộp thoại thông số thiết đặt để tính toán bù kinh tế tại thời điểm phụ tải cực đại và cực tiểu cho bù cố định phía trung áp.

Khi tính toán với các trường hợp khác như: bù trung áp đóng cắt, bù hạ áp cố định hoặc bù hạ áp đóng cắt, ta cài đặt các chỉ số kinh tế theo bảng 3.1.

Bảng 3.1. Các thông số thiết đặt để tính toán bù kinh tế trong PSS/ADEPT

- Giá điện năng tiêu thụ tại nơi đặt tụ bù (đ/kWh) Giá trị + Thời điểm cực đại 2871 + Thời điểm cực tiểu 1007 - Giá điện năng tiêu thụ bình quân (đ/kVArh) 295,24 - Giá công suất thực lắp đặt (đ/kW) 0 - Giá công suất phản kháng lắp đặt (đ/kVAr) 0 - Tỷ số trượt giá (pu/year) 0,1 - Tỷ số lạm phát (pu/year) 0,04 - Thời gian tính toán (years) 5 - Giá lắp đặt cho tụ bù trung áp cố định (đ/kVAr) 645

- Giá lắp đặt cho tụ bù trung áp đóng cắt (đ/kVAr) 2500 - Giá lắp đặt cho tụ bù hạ áp cố định (đ/kVAr) 610 - Giá lắp đặt cho tụ bù hạ áp đóng cắt (đ/kVAr) 1200 - Tỷ giá bảo trì tụ bù trung áp cố định (đ/kVAr.năm) 14426 - Tỷ giá bảo trì tụ bù trung áp đóng cắt (đ/kVAr.năm) 37411 - Tỷ giá bảo trì tụ bù hạ áp cố định (đ/kVAr.năm) 15305 - Tỷ giá bảo trì tụ bù hạ áp đóng cắt (đ/kVAr.năm) 23311

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bù công suất phản kháng trên lưới điện phân phối, tính toán cho lộ đường dây 375e13 1 đồng mỏ​ (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)