PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ CỦA NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ:

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của thị trường mở tại việt nam (Trang 26 - 29)

1. Tác động đến lạm phát:

Sau khoảng thời gian trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối năm 2007 tình hình tăng trưởng nóng, kèm theo đó là tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, đã dẫn đến hậu quả tất yếu là lạm phát đã có những biển động khó lường và dao động trong biên độ lớn. Lạm phát đạt mốc 12,7% vào năm 2007, sau đó tăng lên mức kỉ lục 22,3% năm 2008 và giảm đột ngột xuống 6,9% vào năm 2009. Nếu xét riêng về tác động kiềm chế lạm phát năm 2008, nghiệp vụ thị trường mở khơng có tác dụng.

Sau giai đoạn sau đỉnh điểm lạm phát 2008, nghiệp vụ thị trường mở được NHNN điều hành khá linh hoạt nếu xét theo góc độ hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD với các phiên đấu thầu diễn ra liên tục. Kiểm soát lạm phát cũng được xem là một trong những mục tiêu điều hành thị trường mở, tuy nhiên hiệu quả không cao. Trong năm 2011, lạm phát cao và chính sách tiền tệ phải thắt chặt; do đó, các cơng cụ TTM phải nhằm mục đích hút tiền về. Tuy nhiên, các TCTD đang khó khăn thanh khoản và thiếu vốn để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng, nên biện pháp hút tiền về qua TTM không thực hiện được.

Công cụ TTM phải nhằm mục tiêu tăng cung tiền ra để hạ lãi suất, kích thích tăng trưởng tín dụng, đưa vốn vào sản xuất kinh doanh nhưng lại mâu thuẫn với khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp và tình hình vốn khả dụng của các TCTD. Trên thực tế, các TCTD không hề thiếu tiền (bằng chứng là giao dịch TTM hết sức trầm lắng) nhưng bản thân các doanh nghiệp lại khơng thể vay do sản xuất kinh doanh đình đốn và gánh nặng các khoản nợ lãi suất cao từ những năm trước. Những lí do trên khiến cho các TCTD khơng mặn mà với các đợt đấu thầu trênTTM, dẫn đến việc làm giảm tác động của nghiệp vụ này. Lạm phát năm 2012 thấp chủ yếu là do tổng cầu của nền kinh tế suy giảm, tác động của nghiệp vụ TTM đến lạm phát là không đáng kể.

2. Tác động đến thanh khoản:

Sự vận hành hiệu quả của thị trường mở không chỉ giúp NHNN điều chỉnh lượng tiền vào ra trong lưu thơng mà cịn giúp hệ thống Ngân hàng vượt qua các cú sốc về thanh khoản.

Quyết định phát hành 20,3 nghìn tỷ đồng tin phiếu NHNN bắt buộc đối với 41 NHTM vào tháng 02/2008, trong nỗ lực rút tiền ra khỏi nền kinh tế nhằm kiềm chế lạm phát, đã gây ra cú sốc cho thanh khoản của hệ thống ngân hàng, gây ra hàng loạt tác dụng ngược:

+ Hệ thống ngân hàng thiếu tiền mặt dẫn đến hệ quả khủng hoảng thanh khoản khiến các ngân hàng phải ngừng cho vay, từ đó gây ra sự thiếu vốn đột ngột cho doanh nghiệp, làm các dự án kinh doanh cần nhiều vốn (như bất động sản) bị đình đốn.

+ NHNN phải bơm tiền ra liên tục, ngược hẳn với ý định thu tiền về ban đầu. Chỉ trong vòng 3 ngày từ 19 – 21/2/2008, NHNN đã phải bơm 33 nghìn tỷ đồng vào hệ thống liên ngân hàng; tức là gấp 1,5 lần số lượng tiền định rút về qua tin phiếu bắt buộc.

+ Gia tăng rủi ro vỡ nợ của các ngân hàng, mất lòng tin từ khách hàng, làm sụp đổ toàn hệ thống.

Sau năm 2008, việc điều hành TTM của NHNN trở nên linh hoạt, theo sát và hỗ trợ khá tốt thanh khoản cho các TCTD. Đầu năm 2009, với việc được hỗ trợ lãi suất 4% từ Chính phủ, doanh nghiệp trong diện được hỗ trợ lãi suất nhờ có được nguồn vốn giá rẻ nên không phải lấy tiền của mình để sản xuất kinh doanh mà để số tiền đó trên tài khoản tiền gửi. Do đó, các TCTD dư thừa tiền, hoạt động trên TTM từ đó mà cũng trầm lắng, doanh số trúng thầu thấp. Ngoài ra, thanh khoản của các TCTD cũng thường gặp khó khăn khi xuất hiện những thông tin xấu. Lo ngại việc người dân ồ ạt rút tiền, nhằm đảm bảo thanh khoản cho ACB cũng như một số ngân hàng liên quan, NHNN đã “bơm rịng” tới gần 27 nghìn tỷ đồng đến ngày 27/8. NHNN đã hỗ trợ tốt thanh khoản cho các TCTD, đồng thời cũng tiến hành rút tiền khỏi lưu thông một cách nhanh chóng.

3. Tác động đến lãi suất thị trường:

Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở có thể đóng vai trị định hướng lãi suất, từ đó tác động đến cung - cầu vốn, lãi suất thị trường liên ngân hàng và lãi suất huy động, cho vay của NHTM.

Nếu lãi suất trên TTM thấp trong khi thanh khoản của các NHTM căng thẳng, các NHTM lớn có xu hưởng vay nhiều trên TTM và sau đó cho những NHTM nhỏ vay với lãi suất cao hơn để hưởng chênh lệch. Nhưng khi lãi suất trên TTM cao, chênh lệch giữa lãi suất trên TTM với lãi suất trên thị trường liên ngân hàng sẽ không quá lớn, khiến cho các NHTM lớn giảm bớt vay trên TTM, tạo điều kiện cho các NHTM nhỏ vay được nhiều hơn. Kết quả là nhu cầu vay trên thị trưởng liên ngân hàng giảm bớt. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng sẽ có xu hướng xoay xung quanh lãi suất trên TTM.

Công cụ TTM dường như khơng phát huy được vai trị định hướng lãi suất mà đang "đi theo sau" đề hạn chế tác động tiêu cực của lãi suất thị trường. Cũng cần nói thêm rằng, phương pháp xác định các loại lãi suất điều hành (bao gồm lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khẩu – tái cấp vốn, lãi suất trên TTM) còn bất cập, cơ chế điều hành cụ thể các loại lãi suất chưa được ban hành rõ ràng.

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của thị trường mở tại việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)