Đặc điểm giải phẫu lá Bách xanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học làm cơ sở khoa học bảo tồn loài bách xanh núi đá (calocedrus rupestris aver h nguyen l k phan) tại khu bảo tồn thiên nhiên chạm chu tỉnh tuyên quang​ (Trang 41)

Phân tích cấu tạo giải phẫu lá của Bách xanh núi đá cây trưởng thành và Bách xanh núi đá tái sinh thể thấy được sự thay đổi giữa các thế hệ cây,so sánh phân tích giải phẫu là Bách xanh (Calocedrus macrolepis) nhằm so sánh và sự khác biệt giữa 2 loài trong họ và sự khác biệt giữa cây trưởng thành và cây con tái sinh của loài.

4.1.3.1. Giải phẫu lá Bách xanh núi đá

Hình 4.10: Hình thái giải phẫu lá Bách xanh núi đá trưởng thành

Bề dầy lá dầy nhất là 595.79 µm, mỏng nhất là 228.57 µm, bề dày lá là 502.94 µm

* Mẫu 2: Lá Bách xanh núi đá cây tái sinh:

Hình 4.11: Hình thái giải phẫu lá Bách xanh núi đá tái sinh

Bề dầy lá dày nhấy là 704.97µm, mỏng nhất là 338.68µm, Bề dầy lá là 593.97µm.

Bách xanh tái sinh có độ dày lá lớn hơn so với Bách xanh trưởng thành. Bề dấy lá dày nhất và nhỏ nhất của Bách xanh núi đá tái sinh đều dầy hơn Bách xanh trưởng thành khoảng 100µm.

* Mẫu 03: Lá Bách xanh (Calocedrus macrolepis)

Hình 4.12: Hình thái giải phẫu lá Bách xanh (Calocedrus macrolepis)

Bề dày lá dày nhất là 395.28 µm, bề dày lá mỏng nhất là 381.70 µm, bề dày lá là 383µm.

Bách xanh núi đá trưởng thành có bề dầy lá khá dầy là 502.94. Bách xanh (Calocedrus macrolepis) có bề dày lá nhỏ hơn là 388.00µm. Bề dầy lá đầy chứng tỏ khả năng chống chịu với điều từ môi trường bên ngoài của mặt lá cao.

Trong 3 mẫu lá Bách xanh núi đá tái sinh có bề dày lá lớn nhất 593.97µm hơn Bách xanh (Calocedrus macrolepis) và bách xanh trưởng thành nhiều. Do Bách xanh tái sinh mọc ở dưới những tán cây lớn chưa tiếp xúc được nhiều với anh sáng mặt trời nên Bách xanh núi đá tái sinh là cây chịu bóng nhiều hơn.

Các chỉ tiêu giải phẫu lá được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.3: Đặc điểm cấu tạo giải phẫu lá Bách xanh

Đặc điểm cấu tạo giải phẫu lá

Giai đoạn Cutin trên (µm) Biểu trên (µm) dày dưới bb trên (µm) dậu (µm) khuyết (µm) dày dưới bb dưới (µm) Biểu dưới (µm) Cutin dưới (µm) dậu/mô khuyết (µm) Bề dày lá (µm) BXNĐ trưởng thành 6.12 8.32 14.41 40.39 407.57 11.54 8.29 6.19 0.10 502.94 BXNĐ tái sinh 8.39 8.45 15.67 92.07 426.53 11.47 6.23 6.11 0.22 593.97 BX 5.42 9.69 12.44 88.4 241.41 9.66 3.58 12.03 0.37 388.00

So sánh các chỉ tiêu giải phẫu lá giữa Bách xanh núi đá trưởng thành với Bách xanh núi đá tái sinh, giữa Bách xanh núi đá trưởng thành với Bách xanh (Calocedrus macrolepis).

* So sánh các chỉ tiêu giữa Bách xanh núi đá trưởng thành và Bách xanh núi đá tái sinh

Các chỉ tiêu ở bảng 04 cho thấy Cutin của Bách xanh núi đá trưởng thành và Cutin của Bách xanh núi đá tái sinh gần bằng nhau. Cutin trên từ 6.12 - 8.39, cutin dưới từ 6.11 – 6.19. Cutin trên của Bách xanh tái sinh và Bách xanh trưởng thành có sư chênh lệch điều này phản ánh sự tiếp nhận không đồng đều của Bách xanh trưởng thành và Bách xanh tái sinh. Lớp cutin dày nên hạn chế sự hấp thụ nhiệt và ánh sáng. Điều này phù hợp nơi phân bố của loài tại KBT.

Lớp Mô dậu của Bách xanh núi đá trưởng thành nhỏ hơn nhiều so với Bách xanh tái sinh chứng tỏ Bách xanh trưởng thành nhận được nhiều ánh sáng sáng hơn Bách xanh tái sinh.

Biểu bì hình chữ nhật, xếp sít nhau, xắp xếp theo chiều dài của lá, độ dày của biểu bì trên và biểu bì dưới, cutin trên và cutin dưới khá lớn.

Tại KBTTN Chạm Chu BXNĐ phân bố có độ cao lớn, tổ thành rừng có nhiều cây gỗ vượt tán nên bước đầu có thể kết luận lá BXNĐ nhận được ít ánh sáng. Điều này đòi hỏi cần phải có những nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm giải phẫu lá của loài.

* So sánh các chỉ tiêu giải phẫu lá cây trưởng thành giữa Bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris) và Bách xanh (Calocedrus macrolepis)

Tỷ lệ cutin trên / cutin dưới của 2 loài là tương đối khác nhau. Bách xanh núi đá trưởng thành có tỉ lệ cutin trên / cutin dưới nhỏ hơn Bách xanh. Lớp cutin trên và cutin dưới khá dày giúp hạn chế sự hấp thụ nhiệt và ánh sáng của Bách xanh núi đá và Bách xanh đều tốt.

Biểu bì trên và biểu bì dưới của Bách xanh núi đá gần bằng nhau chứng tỏ khả năng tiếp nhận ánh ánh của 2 mặt lá gần bằng nhau.

Biểu bì trên và biểu bì dưới của bách xanh có sự chênh lệch khá lớn. biểu bì trên của Bách xanh khá dày với độ dày 9.69µm, độ dày biểu bì dưới là 3.58µm chứng tỏ mặt trên nhận được nhiều ánh sáng hơn.

Mô dậu và mô khuyết của 2 loài Bách này khác nhau rõ rêt. Bách xanh núi đá có mô dậu và mô khuyết lớn hơn Bách xanh nhiều chứng tỏ khả năng tiếp nhận ánh sáng của 2 loài là khác nhau. Mô khuyết bách xanh có tỉ lệ nhỏ thể hiện khả năng thoát hơi nước tốt hơn. Chứng tỏ Bách xanh có cường độ quang hợp lớn hơn so với Bách xanh núi đá.

4.1.3.2. Phân tích hàm lượng diệp lục.

* Hàm lượng diệp lục a,b và cường độ quang hợp

Diệp lục có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra sản phẩm hữu cơ của cây trong quang hợp. Những loài cây ưa sáng hàm lượng diệp lục trong lá thấp, tỷ lệ diệp lục a/b cao; những loài cây chịu bóng có hàm lượng diệp lục trong lá cao, tỷ lệ diệp lục a/b thấp. Đây là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá nhu cầu ánh sáng của loài. Kết quả phân tích hàm lượng diệp lục của loài 03 mẫu Bách xanh núi đá như sau:

Bảng 4.4: Hàm lượng diệp lục a,b và cường độ quang hợp Mẫu Ca

(mg/l)

Cb

(mg/l) a/b Achla Achlb

Cường độ quang hợp (mgCO2/dm2/h) BXNĐ cây trưởng thành 15.03 7.33 2.050 1.50 0.73 2.24 BXNĐ cây tái sinh 9.16 4.17 2.197 0.92 0.42 1.33 BX Calocedrus macrolepis 14.30 6.50 2.200 1.43 0.65 2.08

Kết quả cho thấy cả ba mẫu: Bách xanh núi đá cây trưởng thành, cây tái sinh và Bách xanh (Calocedrus macrolepis) có hàm lượng diệp lục cao, tỉ lệ diệp lục a/b thấp ở khoảng 2.050 – 2.200 < 2.3 nên có kết luận rằng cả ba mẫu trên cây đều là cây ưa bóng.

Bách xanh núi đá tái sinh có hàm lượng diệp Achla và Cchlb nhỏ hơn Bách xanh trưởng thành và Bách xanh (Calocedrus macrolepis). Chứng tỏ cường độ quang hợp của Bách xanh núi đá tái sinh ít hơn. Điều này cho thấy Bách xanh núi đá tái sinh tại nơi phân bố nhận được ít ánh sáng hơn so với Bách xanh trưởng thành và Bách xanh núi đất.

Có thể nhận định Bách xanh núi đá và Bách xanh đều là cây ưa bóng. Tuy nhiên Bách xanh nhận được ánh sáng nhiều hơn Bách xanh núi đá cây trưởng thành.

Tương tự cũng có thể thấy Bách xanh trưởng thành có cường độ quang hợp lớn hơn Bách xanh tái sinh. Bách xanh trưởng thành là cây gỗ lớn, tán cây ở cao nên nhận được nhiều ánh sáng hơn so với cây bách xanh tái sinh. Cường độ quang hợp thấp từ 1.33 - 2.24 mgCO2/dm2/h cho thấy khả năng quang hợp của Bách xanh núi đá là khá thấp. Điều này phù hợp với kết quả giải phẫu và hàm lượng cao các chất diệp lục có trong lá cây ở thí nghiệm trên.

Kết quả giải phẫu lá và phân tích hàm lượng diệp lục loài Bách xanh núi đá cho thấy đây là loài cây ưa bóng. Kết quả này có thể là cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm thúc đẩy tái sinh tự nhiên của loài phục vụ công tác bảo tồn và phát triển loài ngoài tự nhiên. Đây cũng là cơ sở khoa học bước đầu cho việc nhân giống, phục vụ tái sinh loài Bách xanh núi đá quý hiếm đang nguy cấp khi cần.

4.2. Đặc điểm phân bố của loài ở khu vực nghiên cứu.

4.2.1. Đặc điểm khí hậu

Khu vực phân bố Bách xanh núi đá ở KBTTN Chạm Chu có nhiệt độ trung bình năm là 22,9Co, trung bình tháng lạnh 15,5C0, trung bình tháng nóng 28,2Co. Biên độ dao động nhiệt giữa tháng lạnh và nóng là 7,3C0.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 10 -11 đến tháng 3-4; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9. Mùa khô thường có thời tiết lạnh

và gió khô. Lượng mưa trung bình 1661mm/năm, tập trung từ tháng 6 đến tháng 9 (chiếm đến 65,24% tổng lượng mưa cả năm).

- Độ ẩm trung bình đạt 80-85%.

Những thông tin về phân bố loài tại đây sẽ giúp chúng ta có thể khái quát vùng khí hậu, đất đai, đặc điểm tự nhiên khu vực Bách xanh phân bố tại KBTTN Chạm Chu.

4.2.2. Phân bố theo đai cao và trạng thái rừng

KBTTN Chạm Chu là khu vực rừng nguyên sinh có tổ thành các loài cây lớn và mật độ cây tái sinh nhiều nên Bách xanh núi đá chiếm tỉ lệ không nhiều. Dưới đây là bảng tổng hợp các loài thực vật quý hiếm phân bố ở từng độ cao khác nhau:

Bảng 4.5: Bảng phân bố các loài thực vật quý hiếm theo đai cao Độ cao STT Loài cây STT Loài cây

< 100 m

1 Đinh 7 Xưu xe tạp

2 Giảo cổ lam 8 Mương khao

3 Hèo sợi to 9 Sến mật

4 Ngải cau 10 Lá dương đỏ

5 Lát hoa

6 Ngọc vạn tam đảo

100 - 400 m

1 Giảo cổ lam 19 Chò nâu

2 Chò đãi 20 Dổi long

3 Cốt toái bổ 21 Bình vôi hoa đầu

4 Bổ béo đen 22 Hài hêlen

5 Đinh 23 Hồi nước

6 Củ dòm 24 Trầm hương

Độ cao STT Loài cây STT Loài cây

8 Gió đất (cẳng chó) 26 Trám đen

9 Rau sắng 27 Thủy sương bồ lá to

10 Thổ tế tân 28 Củ gió

11 Dẻ phảng 29 Thanh thiên quỳ

12 Kim tuyến 30 Gội nếp

13 Trà hoa gilbert 31 Dổi xương

14 Tắc kè đá 32 Kim tuyến không cựa

15 Nghiến 33 Cát sâm

16 Tiêu huyền 34 Song mật

17 Ba gạc vòng 35 Sồi phảng

18 Hoa tiên 36 Nấm đất

400 - 700m

1 Lát hoa 14 Bách bộ đứng

2 Tắc kè đá 15 Mã tiền lông

3 Giảo cổ lam 16 Sồi quang

4 Re Hương 17 Gội nếp

5 Nghiến 18 Song bột

6 Bình vôi nhị ngắn 19 Dẻ phảng

7 Song mật 20 Qua lâu

8 Đẳng sâm 21 Sến mật

9 Dẻ bán cầu 22 Hoa tiên

10 Cát sâm 23 Kim tuyến

11 Trân châu đen 24 Cốt toái bổ

12 Rau sắng 25 Gió bầu

13 Chò đãi

Độ cao STT Loài cây STT Loài cây

2 Dẻ phảng

3 Sồi quang 10 Ngải cau

4 Kim tuyến 11 Song bột

5 Sến mật 12 Ngũ gia bì gai

6 Giổi long 13 Dó đất cúc phương

7 Lá khôi 14 Sồi đá tuyên quang

8 Hài điểm ngọc 15 Gió bầu

KBTTN Chạm Chu là một KBT có diện tích lớn nhưng Bách xanh núi đá chỉ phân bố tập trung ở 2 khu vực chính đó là Bãi Chò và Đá Trắng ở độ cao >700m..Khu vực có độ cao <700m không phát hiện Bách xanh núi đá phân bố. Đặc điểm phân bố Bách xanh núi đá theo đai cao và khu vực của Bách xanh núi đá được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.6: Đặc điểm phân bố Bách xanh núi đá

Otc Khu vực/Độ cao Tọa độ Vị trí

Hướng phơi Trạng thái rừng Cây tron g ô 1 Bãi Chò/725m E00395702

N02465705 Sườn Đông Bắc Giầu 23 2 Bãi Chò/735m E00395662

N02465688 Đỉnh Tây Giầu 23 3 Đá Trắng/900m E00394985

N02465624 Sườn Đông Bắc Giầu 20 4 Đá Trắng/930m E00394985

N02465561 Sườn Đông Giầu 27 5 Đá Trắng/950m E00394965 Đỉnh Tây Giầu 35

Otc Khu vực/Độ cao Tọa độ Vị trí Hướng phơi Trạng thái rừng Cây tron g ô N02465546 6 Đá Trắng/940m E00394968

N02465540 Sườn Tây Giầu 35 7 Đá Trắng/950m E00394948

N02465487 Sườn Đông Bắc Giầu 27 8 Đá Trắng/985m E00394952

N02465423 Sườn Đông Bắc Giầu 28 9 Đá Trắng/995m E00394954

N02465368 Đỉnh Đông Nam Giầu 24 10 Đá Trắng/1005m E00394966

N02465330 Đỉnh Tây Giầu 18

Bảng 4.7 cho thấy Bách xanh núi đá mọc chủ yếu ở hướng Đông Bắc và hướng Tây. Như vậy tại khu phân bố hướng phơi cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của loài.

Bách xanh núi đá phân bố tập trung ở khuc vực có độ cao từ 900 – 950m. Thể hiện ở số cây bắt gặp trong OTC ở độ cao này lớn hơn.

Quá trình điều tra không bắt gặp Bách xanh núi đá ở độ cao dưới 700m và độ cao đỉnh trên 1000m.

Bước đầu có thể nhận xét rằng yếu tố đai cao và hướng phơi ảnh hưởng rõtới phân bố của loài Bách xanh núi đá ngoài tự nhiên tại KBTTN Chạm Chu.

4.2.3. Đặc điểm cấu trúc rừng nơi có Bách xanh núi đá phân bố

Cấu trúc tầng thứ là sự sắp xếp không gian phân bố của các thành phần thực vật theo chiều thẳng đứng, cả trên mặt đất lẫn dưới mặt đất. Cấu trúc tầng thứ của lâm phân nơi Bách xanh phân bố một số đã bị tác động trong

nhiều năm, nhiều cây gỗ quý đã bị khai thác trong đó Bách xanh núi đá vì vậy cấy trúc tầng thứ ở một số ô đã bị phá vỡ và đang phục hổi.

4.2.3.1. Cấu trúc rừng khu vực Bãi Chò

Khu vực Bãi Chò năm gần khu dân cư tuy nhiên ở khu vực này cũng gần chốt kiểm lâm nên ko có sự tác động của người dân vào cấu trúc của rừng nên hầu như cấu trúc rừng vẫn được giữ nguyên. Cấu trúc rừng ở khu vực này bao gồm 5 tầng.

- Tầng vượt tán: Do những cây gỗ cao có chiều cao từ 20 – 30m, đường kính 70-80cm, nhiều cây đến trên 1m, mật độ 20-25 cây/otc 1000m2, có tán đứt quảng không liên tục, độ tàn che 0,5-0,6. Thành phần gồm có Nghiến (Exentrodendron tonkinense), Chò chỉ (Parashorea chiensis),Dâu gia xoan (Allospondias lakonensis), Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Muồng (Senna siamea), Nhội (Bischofia javanica), Kháo vàng (Machilus bonii), Kháo nhớt (Machilus leptophylla), Giổi (Manglietia chevalieri), Giổi xanh (Manglietia rufibarbata), Gội (Aglaia dasyclada), Quếch (Chisocheton paniculatus), Trương vân (Toona surenii), Trường mật (Pometia pinnata), Vải rừng (Nephelium cuspidatum), Sung (Ficus sp.).

- Tầng tán chính: Bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris) tham gia vào tầng tán chính và một phần của tầng dưới tán. Tầng tán chính gồm những cây cao 15-20m đường kính 50-80cm, mật độ 30-40 cây/otc, có tán tương đối khép kín với độ tàn che 0,8-0,9. Thành phần gồm Thị lọ nồi (Diospyros eriantha), Lọ nồi (Hydnocarpus macrocarpa),Chẹo (Engelhardtia Roxburghiana), Cứt ngựa (Archidendron balansae), Mán đỉa (Archidendron clypearia), các loài thuộc họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae).

- Tầng dưới tán:.Tầng dưới tán gồm các loài cây gỗ có chiều cao 10-15, đường kính 30-50cm, mật độ 30-50 cây/otc. Các loài thường gặp gồm: Tai

chua (Garcinia cowa), Máu chó (Knema pierei), Đại phong tử (Hydnocarpus kurzii), Mạy tèo (Streblus macrophyllu), Tèo nông (Streblus tonkinensis), Côm (Elaeocarpus), Ràng ràng (Ormosia), Trâm (Syzygium), Mán đỉa (Archidendron), Sồi (Quercus), Bời lời (Litsea)...

- Tầng cây bụi: Cao 3-4m, có khi đến 6m. thành phần gồm các loài thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), họ Thiên lý (Apocynaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Mua (Melastomataceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Gai (Urticaceae), họ Cau (Arecaceae), họ Dứa gai (Pandaceae).

Dây leo phát triển, thường gặp Lãnh công (Fissistigma sp.), Dây dất (Fissistigma latifolium), Sống rắn (Acacia pennata),Trắc leo (Dalbergia stipulacea), Dây cóc (Derris tonkinensis), Móc mèo (Mucuna pruiriens),

Trôm leo (Byttneria aspera ), các loài thuộc chi Bauhinia, Caesalpinia, Duối leo (Trophis scandens), Ráy leo lá lớn (Epipremmum geganteum), Ráy leo lá xẻ (Epipremmum pinnatum), Đuôi phượng (Rhaphidophora decirsiva).

- Thảm tươi: Có thành phần ưu thế là các loài thuộc họ Ráy (Araceae), họ Hồ tiêu (Piperaceae), họ Bóng nước (Balsaminaceae), họ Sổ (Dillenniaceae), họ Mua (Melastomataceae), họ Gai (Urticaceae), họ Mạch môn (Convallariaceae), họ Cói (Cyperaceae), họ Gừng (Zingiberaceae), họ Dương xỉ (Polypodiaceae), họ Can xi (Aspleniaceae), họ Nguyệt xỉ (Adiantaceae). Và một số loại địa lan quý hiếm khác.

4.2.3.2. Cấu trúc rừng khu vực Đá Trắng

- Tầng tán chính gồm những cây có chiều cao 15-20m, đường kính 80- 100cm, mật độ 7-10cây/otc 1000m2, tương ứng 70-100cây/ha, độ tàn che 0.3- 0.4%. Thành phân gồm Trai (Garcinia fagraeoides), Chẹo (Engelhardtia

roxburghiana), các loài thuộc họ Dẻ (Fgaceae), họ Re (Lauraceae), Thông Pà cò (Pinus kwangtungensis), Kim giao (Nageia fleuryi).

- Tầng dưới tạo thành tán cao 10-15m, gồm những cây có đường kính 50-80cm, mật độ 30-35cây/otc, tương ứng 250-300cây/ha. Ngoài Bách xanh núi đá thành phần ưu thế ở đây còn có các loài thuộc chi Knema, Syzygium, Archidendron, Ormosia, Quercus, Cinnamomum, Phoebe, Elaeocarpus, Streblus, Schefflera heptaphylla, Trevesia, Garcinia... Các loài cây lá kim gồm có Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus yunnanensis), Thông Pà cò (Pinus

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm học làm cơ sở khoa học bảo tồn loài bách xanh núi đá (calocedrus rupestris aver h nguyen l k phan) tại khu bảo tồn thiên nhiên chạm chu tỉnh tuyên quang​ (Trang 41)