QuyềN Và NGHĩa Vụ Của NGườI THam GIa bảo HIểm y Tế

Một phần của tài liệu Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư (Trang 25 - 28)

GIa bảo HIểm y Tế

• Người tham gia bảo hiểm được cấp thẻ bảo hiểm y tế khi đóng bảo hiểm y tế, lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu, được tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế

• Người tham gia bảo hiểm y tế có nghĩa vụ đóng bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế.

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

? Câu hỏi 1:

Con em của người lao động di cư có bị phân biệt đối xử khi đi học với con em của người dân sở tại không ?

) Trả lời:

) Theo quy định của Luật giáo dục, mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

) Chính vì thế, con em của người lao động di cư cũng được nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để học tập và không bị phân biệt đối xử về các mặt (học phí, chương trình học tập, v.v.) so với con em của người dân sở tại.

? Câu hỏi 2:

Người nào được coi là người giám hộ hợp pháp con em của người lao động di cư, và chịu trách nhiệm đối với cơ sở giáo dục khi người lao động di cư làm việc xa nhà?

) Trong trường hợp cha mẹ vắng mặt, thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của người em chưa thành niên, hoặc nếu anh cả và chị cả không có điều kiện thì anh hoặc chị kế tiếp - là người giám hộ, hoặc ông bà nội, ông bà ngoại, bác, chú, cậu, cô dì - là người giám hộ.

) Tuy nhiên, người giám hộ phải đủ tiêu chuẩn là có tư cách đạo đức tốt, không phải người đang bị kết án, có điều kiện cần thiết đảm bảo thực hiện việc giám hộ.

) Khi người lao động phải di cư tới địa phương khác để làm việc và để con em lại quê nhà, thì người được coi là giám hộ của trẻ em có trách nhiệm và có quyền đại diện cho con em của người lao động tại cơ sở giáo dục ở quê nhà.

? Câu hỏi 3:

Quyền của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh với nhà trường là gì?

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

44 45

) Yêu cầu nhà trường thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của con em hoặc người được giám hộ

) Tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường, tham gia các hoạt động của cha mẹ học sinh trong nhà trường

) Yêu cầu nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết theo pháp luật những vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con em hoặc người được giám hộ

? Câu hỏi 4:

Các khoản thu nào mà cha mẹ hoặc người giám hộ phải đóng cho nhà trường?

) Trả lời:

Theo quy định của Luật giáo dục, cha mẹ hoặc người giám hộ chỉ phải đóng các khoản sau đây: học phí, lệ phí tuyển sinh, phí cơ sở vật chất, hội phí ban đại diện phụ huynh học sinh.

? Câu hỏi 5:

Đối tượng nào được miễn, giảm học phí?

) Trả lời

) 4 đối tượng được miễn học phí, cụ thể như sau:

(i) Người có công với cách mạng và người thân có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi với người có công với cách mạng ban hành năm 2005;

(ii) Học sinh, sinh viên có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao và hải đảo, các xã vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, xã bãi ngang ven biển và các thôn bản đặc biệt khó khăn;

(iii) Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế;

(iv) Học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo.

Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư

) Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm:

(i) Học sinh, sinh viên các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc (ii) Các chuyên ngành, nghề nặng nhọc, độc hại.

) đối tượng được miễn giảm 50% học phí gồm:

(iii) Học sinh, sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;

(iv) Học sinh tốt nghiệp THCS đi học nghề.

? Câu hỏi 6:

Quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm Y tế (BHYT) được pháp luật qui định như thế nào?

) Trả lời:

Người tham gia bHyT được quỹ bHyT chi trả các chi phí sau đây:

) Chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng là người có công với cách mạng; người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng theo qui định của pháp luật; người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; trẻ em dưới 6 tuổi; người thuộc hộ gia đình cận nghèo trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật cao.

? Câu hỏi 7:

Thủ tục tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện như thế nào?

) Trả lời:

Việc tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của cá nhân được quy định như sau:

Một phần của tài liệu Sổ tay tư vấn pháp luật cho người lao động di cư (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)