Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu động học, động lực học và độ bền hệ thống lái trên xe vinaxuki (Trang 25 - 27)

- Xây dựng mô hình 3D của 1 số chi tiết chính của hệ thống lái bằng phần mềm Solidworks, mô phỏng động hệ thống lái trên xe ô tô VINAXUKI bằng Cosmos Motion.

Tôi sử dụng phần mềm Solidworks 10 tạo các biên dạng 2D sau đó bằng các lệnh như: Extrude, Cut Extrude, Champer, Fillet, hole... để xây dựng mô hình 3D của các chi tiết trong cơ cấu lái. Sau khi đã vẽ được các chi tiết tôi tiến hành lắp ráp và mô phỏng động hệ thống lái xe ô tô VINAXUKI.

16

- Thực nghiệm để xác định tải trọng tác dụng lên các chi tiết của cơ cấu lái.

Để đo lực tác dụng lên vành tay lái tôi sử dụng: Đầu đo lực loại 980 N, Đầu đo lực được bố trí trên vành tay lái xe VINAXUKI. Đầu đo lực được nối với thiết bị thu thập khếch đại nhiều kênh Spider - 8, thiết bị này được nối ghép với máy tính xách tay Acer được điều khiển bằng phần mềm Catman.

- Khảo sát ứng suất, biến dạng 1 số chi tiết chính của hệ thống lái bằng COSMOS XPRESS ANALYSIS WIZARD của Solidwoks 2010 các bước thực hiện như sau: Khởi động Solidworks 10, sau đó mở file chi tiết đã được vẽ dưới dạng mô hình 3D

Vào Toots > SimulationXpress > Next > Add fixture > OK

Chọn mặt đặt lực tác dụng > Chọn vật liệu > Run > Run Simulation. Yes,continue > Showvon Misstress > Play animation ta được ứng suất.

Cuối cùng tôi Click chuột vào Stop animation > Show displacement > Play animation ta được biến dạng của chi tiết.

Cứ thực hiện các bước như trên cho các cụm chi tiết, chi tiết của hệ thống lái ta sẽ được ứng suất, biến dạng của các cụm chi tiết, chi tiết cần khảo sát.

17

Chương 3

XÂY DỰNG MÔ HÌNH 3D VÀ MÔ PHỎNG ĐỘNG HỆ THỐNG LÁI KHI VẬN CHUYỂN GỖ TRÊN ĐƯỜNG LÂM NGHIỆP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu động học, động lực học và độ bền hệ thống lái trên xe vinaxuki (Trang 25 - 27)