So sánh linh kiện thu quang PIN và APD

Một phần của tài liệu Đồ Án Tốt Nghiệp - Nghiên Cứu Hệ Thống Thông Tin Quang (Trang 26 - 29)

a. Độ Nhạy:

Độ nhạy là mức công suất quang nhỏ nhất yêu cầu ở đầu thu để đạt được mức chất lượng

cho trước.. Theo nguyên lý hoạt động của PIN và APD thì

APD nhạy hơn PIN. Độ nhạy của APD lớn hơn PIN từ 5 đến 15 dB.

Tuy nhiên nếu dùng PIN-FET thì độ nhạy của PIN-FET và APD là xấp xỉ nhau.

Bảng

dưới đây trình bày độ nhạy của một số linh kiện ở các bước sóng hoạt động:

Loại Photodiode Vật Liệu (nm) S(dBm) APD Si 800 ÷ 900 -55 Ge 1300 ÷1550 -54 InGaAs 1300 ÷ 1550 -57 PIN - FET Si 800 ÷ 900 -50 InGaAs 1300 ÷ 1550 -54

b.Hiệu Suất Lượng Tử

Theo định nghĩa hiệu suất lượng tử thì đại lượng này thường có giá trị nhỏ hơn 1. Tuy nhiên,

trong APD có cơ chế thác lũ, vì vậy hiệu suất lượng tử của APD được nhân lên M lần.

c.Đáp Ứng

Vì có cơ chế thác lũ trong APD nên đáp ứng R của APD rất cao, và cao hơn đáp ứng của

d.Dải Động

Dải đông của APD rộng hơn PIN. Cụ thể: đoạn tuyến tính của APD có mức công suất quang thay đổi từ vài phần nW đến vài μW (tức dải động thay đổi với hệ số >1000), còn PIN có

dải động với hệ số ≈ 100.

e. Dòng Tối.

Dòng tối là nhiễu do linh kiên kiện tách sóng quang tạo ra. Do APD có cơ chế nhân thác lũ nên

dòng tối của APD cũng được nhân lên. Vì vậy dòng nhiễu của APD lớn hơn so với PIN rất nhiều.

f.Độ Ổn Định.

Vì hệ số nhân thác lũ của APD phụ thuộc vào nhiệt độ và điện áp phân cực ngược nên độ ổn định

của APD kém hơn PIN rất nhiều.

Một phần của tài liệu Đồ Án Tốt Nghiệp - Nghiên Cứu Hệ Thống Thông Tin Quang (Trang 26 - 29)