Xây dựng và củng cố hạ tầng cơ sở công nghệ

Một phần của tài liệu Quản trị công nghệ - Chương 2 ppt (Trang 25 - 27)

Như chúng ta đã thấy ở trên năng lực công nghệ mạnh hay yếu quyết định một phần chủ yếu do cơ sở hạ tầng công nghệ.

Đối với các nước đang phát triển như nước ta vấn đề này càng phải nhấn mạnh. Trước mắt có thể chúng ta cần lưu ý:

- Đối với trường học nói chung cần chú trọng trang thiết bị phục vụ thí nghiệm và thực hành, tránh tình trạng học sinh học chay hoặc thực hành với trang thiết bị lạc hậu, để sau khi ra trường khả năng hành nghề không bị hạn chế so với bằng cấp.

- Đối với các tổ chức nghiên cứu và phát triển cần xây dựng và củng cố cho phù hợp với cơ chế thị trường, đặc biệt cần tập trung đầy đủ trang thiết bịở khâu nghiên cứu và thử nghiệm để thời gian nghiên cứu không kéo dài, có điều kiện thử nghiệm ở quy mô bán công nghiệp, nhanh chóng hoàn thiện công nghệ, hạn chế rủi ro và có khả năng cạnh tranh với công nghệ nước ngoài giới thiệu.

- Phải thường xuyên bổ sung nhân lực có năng lực cho các viện nghiên cứu, trường đại học, cơ quan nghiên cứu để có năng lực mạnh hơn các cơ sở sản xuất, thì mới tạo ra cơ hội mới đề xuất công nghệ mới cũng như có khả năng làm chức năng tư vấn, hướng dẫn cơ sở sản xuất hoạt động và đặc biệt là lựa chọn hợp lý công nghệ nhập.

- Cần có các biện pháp nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết để mối quan hệ giữa đào tạo, nghiên cứu và thực tiễn sản xuất gắn liền với nhau, phục vụ và hỗ trợ lẫn nhau.

- Củng cố và tăng cường trang thiết bị hệ thống đo lường, kiểm tra chất lượng để đảm bảo sự cân đối với trình độ trong khu vực và trên thế giới, tạo cơ sở cho hàng hoá nước ta dễ dàng thâm nhập thị trường ngoài nước.

- Củng cố và hoàn chỉnh mạng lưới các cơ quan thông tin khoa học - công nghệ để cung cấp thông tin đầy đủ "để biết" và "để làm".

63 - Tăng cường và phát huy tác dụng tích cực của các tổ chức tư vấn, đặc biệt tư vấn về chuyển giao công nghệ và đầu tư, cần bổ sung đội ngũ cán bộ thành thạo nghiệp vụ cũng như tạo cơ sở dữ liệu cần thiết để thực hiện có chất lượng công tác tư vấn.

TÓM TẮT

1- Đánh giá công nghệ là việc phân tích định lượng hay định tính các tác động của một công nghệ hay một hệ thống công nghệđối với các yếu tố môi trường xung quanh.

2- Mục đích của đánh giá công nghệ :

- Đánh giá công nghệđể chuyển giao hay áp dụng một công nghệ. - Đánh giá công nghệđểđiều chỉnh và kiểm soát công nghệ.

- Đánh giá công nghệ cung cấp một trong những đầu vào cho quá trình ra quyết định. 3- Các nguyên tắc đểđánh giá công nghệ.

- An toàn. - Khách quan. - Khoa học

4- Các yếu tố của môi trường tác động đến việc đánh giá công nghệ. - Các yếu tố công nghệ. - Các yếu tố kinh tế. - Các yếu tốđầu vào. - Các yếu tố môi trường. - Các yếu tố dân số. - Các yếu tố văn hoá - xã hội. - Các yếu tố chính trị - pháp lý. 5- Các loại hình đánh giá công nghệ. - Đánh giá công nghệđịnh hướng vấn đề. - Đánh giá công nghệđịnh hướng dự án. - Đánh giá công nghệđịnh hướng chính sách. - Đánh giá công nghệ theo định hướng công nghệ

6- Các công cụ, kỹ thuật sử dụng trong đánh giá công nghệ. - Phân tích kinh tế.

- Phân tích hệ thống. - Đánh giá mạo hiểm.

- Các phương pháp phân tích tổng hợp

7- Năng lực công nghệ quốc gia, ngành là khả năng của một nước, một ngành triển khai các công nghệ hiện có một cách có hiệu quả và ứng phó được với những thay đổi của công nghệ.

8- Phân loại năng lực công nghệ : - Năng lực vận hành.

- Năng lực giao dịch công nghệ. - Năng lực đổi mới.

64

- Năng lực hỗ trợ.

9- Phân tích, đánh giá định lượng năng lực công nghệ

- Theo Atlats công nghệ : TCA = TCO – TCI = λ. TCC. VA -Theo phương pháp kết hợp : TCA = λ. TCC. C. VA

Một phần của tài liệu Quản trị công nghệ - Chương 2 ppt (Trang 25 - 27)