Xác định và đánh giá một bệnh nhân THA

Một phần của tài liệu Thực hành bệnh tim mạch part 2 doc (Trang 49 - 52)

A. Chẩn đoán xác định THA: rất đơn giản lμ đo HA.

1. Những l−u ý khi xác định huyết áp:

a. Bệnh nhân phải trong trạng thái nghỉ ngơi (ít nhất 5 phút tr−ớc đo), không dùng các chất kích thích có ảnh h−ởng đến huyết áp (cμ phê, hút thuốc lá). b. Bệnh nhân nên ở t− thế ngồi ghế tựa, tay để trên

bμn sao cho nếp khuỷu ngang với mức tim. Trong một số tr−ờng hợp đặc biệt cần đo HA ở cả t− thế nằm vμ ngồi hoặc đứng.

c. Bề rộng bao đo huyết áp nên bằng 80 % chu vi cánh tay, do đó ở một số bệnh nhân tay to cần dùng loại bao rộng hơn.

e. Con số huyết áp tâm thu t−ơng ứng với pha I của Korotkoff (xuất hiện tiếng đập đầu tiên) vμ huyết áp tâm tr−ơng lμ ở pha V (mất tiếng đập). Cần chú ý lμ có thể gặp khoảng trống HA.

f. Nên đo HA ở cả hai tay vμ lấy trị số ở bên có số đo cao hơn.

g. Cần thiết phải đo ít nhất 2 lần cách nhau ít nhất 2 phút vμ con số cuối cùng lμ trung bình cộng nếu có sự khác biệt > 5 mmHg.

2. Xác định là THA: Nếu khi đo ngay lần đầu HA > 160/100 mmHg thì có thể xác định lμ bị THA, nếu 160/100 mmHg thì có thể xác định lμ bị THA, nếu không thì nên khám lại để khẳng định (bảng 7-2).

Bảng 7-2. Thái độ đối với bệnh nhân THA khi đo lần đầu (theo JNC VI).

HA tối đa HA tối thiểu Thái độ

< 130 < 85 Kiểm tra lại trong 2 năm 130-139 85-89 Kiểm tra lại trong 1 năm

140-159 90-99 Khẳng định lại trong vòng 2 tháng 160-179 100-109 Đánh giá vμ điều trị trong vòng 1

tháng

≥ 180 ≥ 110 Lập tức đánh giá vμ điều trị ngay hoặc trong vòng 1 tuần tuỳ tình hình lâm sμng

3. Một số ph−ơng pháp đo huyết áp khác:

a. Giáo dục bệnh nhân tự đo huyết áp theo dõi, việc nμy có những lợi ích lμ: tránh cho bệnh nhân phải đến cơ sở y tế liên tục, giảm chi phí, giúp theo dõi điều trị tốt; tránh hiện t−ợng THA “áo choμng trắng”; lμm bệnh nhân tích cực với điều trị THA. b. Đo huyết áp liên tục (Holter huyết áp). Biện pháp

nμy không dùng để áp dụng th−ờng quy, nó có ích trong một số tr−ờng hợp nh− nghi ngờ bệnh nhân có THA “áo choμng trắng”, THA cơn, THA kháng lại điều trị, tụt HA do dùng thuốc hạ HA.

B. Đánh giá một bệnh nhân THA

Việc thăm khám một bệnh nhân THA nhằm vμo 3 mục đích sau:

• Tìm hiểu nguyên nhân (nếu có).

• Đánh giá các biến chứng (tổn th−ơng cơ quan đích).

• Đánh giá các yếu tố nguy cơ về tim mạch hoặc các rối loạn khác để có thái độ điều trị đúng mức vμ tiên l−ợng bệnh.

1. Khai thác bệnh sử bao gồm:

a. Khai thác tiền sử THA, thời gian, mức độ THA. b. Tiền sử các bệnh tim mạch, các triệu chứng bệnh

tim mạch, suy tim, TBMN, bệnh mạch ngoại vi, bệnh thận, tiểu đ−ờng, rối loạn mỡ máu...

c. Các thói quen, lối sống (béo phì, hút thuốc lá, uống r−ợu, chế độ ăn nhiều muối...), trình độ giáo dục, điều kiện sống...

d. Tiền sử gia đình về THA vμ các bệnh tim mạch... e. Các thuốc hạ áp đã dùng vμ mức độ đáp ứng...

2. Thăm khám thực thể:

a. Đo HA (nêu trên). Trong một số tr−ờng hợp nghi ngờ cần đo huyết áp các t− thế vμ đo HA tứ chi. b. Khám toμn trạng, chú ý chiều cao, cân nặng. c. Thăm khám đáy mắt.

d. Thăm khám hệ tim mạch, chú ý các tiếng thổi ở tim, nhịp tim, các dấu hiệu suy tim, tiếng thổi ở các mạch máu lớn... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

e. Thăm khám bụng chú ý tiếng thổi ở động mạch chủ hay động mạch thận, thận to hay không, các khối bất th−ờng ở bụng...

3. Các thăm dò cận lâm sàng:

a. Các thăm dò th−ờng quy trong THA lμ:

• Phân tích n−ớc tiểu.

• Công thức máu.

• Sinh hoá máu (điện giải đồ, glucose khi đói, Cholesterol toμn phần vμ HDL- cholesterol).

b. Các thăm dò hỗ trợ: nếu cần thì thăm dò thêm:

• Creatinin máu, protein niệu 24 giờ, acid uric, LDL-C, Triglycerid trong máu.

• Nồng độ renin, catecholamin... máu trong một số tr−òng hợp hãn hữu.

• Siêu âm tim để đánh giá khối l−ợng cơ thất trái vμ chức năng thất trái hoặc có kèm theo bệnh hay các biến chứng tim mạch khác.

Một phần của tài liệu Thực hành bệnh tim mạch part 2 doc (Trang 49 - 52)