Toán tử giải hỗn hợp và tính chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một định lý hội tụ mạnh cho hệ bài toán cân bằng hỗn hợp tổng quát và bài toán điểm bất động trong không gian banach​ (Trang 35 - 39)

toán cân bằng hỗn hợp tổng quát và bài toán điểm bất động

2.1 Toán tử giải hỗn hợp và tính chất

Cho E là một không gian Banach và cho C là một tập con lồi, đóng và khác rỗng của E.

Cho Θ : C ×C −→ R là một song hàm, Ψ : E −→ E∗ là một toán tử phi tuyến và ϕ : C −→ R là hàm số xác định trên C. Bài toán cân bằng hỗn hợp tổng quát được phát biểu như sau: Tìm một phần tử x∈C sao cho

Θ(x, y) +hΨx, y−xi+ϕ(y) ≥ ϕ(x) ∀y ∈ C. (2.1) Tập nghiệm của bài toán (2.1) được ký hiệu bởi GM EP(Θ, ϕ,Ψ), tức là

GM EP(Θ, ϕ,Ψ) ={x∈ C : Θ(x, y) +hΨx, y−xi+ϕ(y) ≥ ϕ(x) ∀y ∈ C}.

Nếu Ψ = 0, thì Bài toán (2.1) trở thành bài toán cân bằng hỗn hợp (xem [11]) tìm một phần tử x∈C sao cho

Ta dùng ký hiệu M EP(Θ)để chỉ tập nghiệm của Bài toán (2.2).

Nếu ϕ = 0, thì Bài toán (2.1) trở thành bài toán cân bằng hỗn hợp tổng quát (xem [25]) tìm một phần tử x∈ C sao cho

Θ(x, y) +hΨx, y−xi ≥ 0 ∀y ∈C. (2.3) Tập nghiệm của bài toán (2.3) được ký hiệu bởi GEP(Θ,Ψ).

Nếu Θ = 0, thì Bài toán (2.1) trở thành bài toán bất đẳng thức biến phân hỗn hợp kiểu Browder (xem [7]) tìm một phần tử x ∈C sao cho

hΨx, y−xi+ϕ(y) ≥ ϕ(x) ∀y ∈C. (2.4) Tập nghiệm của Bài toán (2.4) được ký hiệu bởi M V I(C, ϕ,Ψ).

Nếu ϕ = 0 và Ψ = 0, thì Bài toán (2.1) trở thành bài toán cân bằng (xem [5]) tìm một phần tử x ∈C sao cho

Θ(x, y) ≥0 ∀y ∈C. (2.5)

Để giải bài toán cân bằng hỗn hợp tổng quát, ta cần một số giả thiết đặt lên song hàm Θ : C×C −→ R như sau:

(A1) Θ(x, x) = 0 với mọi x∈C;

(A2) Θ là đơn điệu, tức là, Θ(x, y) + Θ(y, x) ≤ 0 với mọi x, y ∈C; (A3) với mọi x, y, z ∈ C,

lim sup

t↓0

Θ(tz+ (1−t)x, y)≤ Θ(x, y);

(A4) với mỗi x ∈C, Θ(x, .) là hàm lồi và nửa liên tục dưới.

Cho C là một tập con lồi, đóng và khác rỗng của không gian Banach phản xạ

E. Cho ϕ là một hàm lồi, nửa liên tục dưới từ C vào R và Ψ : C −→ E∗ là một toán tử đơn điệu, liên tục. Cho Θ : C ×C −→ R là một song hàm thỏa mãn điều kiện A1)-A4). Giải hỗn hợp của Θ là toán tử ResΘf,ϕ,Ψ : E −→ 2C được định nghĩa như sau:

+h5f(z)− 5f(x), y−zi ≥ ϕ(z) ∀y ∈C}.

Ta chú ý rằng nếu f : E −→ (−∞,∞] là một hàm bức và khả vi Gâteaux thì giải hỗn hợp Θ thỏa mãn dom ResfΘ,ϕ,Ψ = E (xem [13], Bổ đề 4.14).

Tính chất của toán tử giải hỗn hợp được mô tả trong mệnh đề dưới đây.

Mệnh đề 2.1.1 (xem [13], Bổ đề 2.15). Cho f : E −→ (−∞,∞] là một hàm Legendre và C là một tập con lồi, đóng và khác rỗng của E. Nếu song hàm Θ : C ×C −→R thoả mãn các điều kiện A1)-A4) thì:

i) ResfΘ,ϕ,Ψ là hàm đơn trị;

ii) ResfΘ,ϕ,Ψ là một toán tử BFNE;

iii) tập các điểm bất động của ResfΘ,ϕ,Ψ là tập nghiệm của bài toán cân bằng hỗn hợp tổng quát, có nghĩa là F(ResfΘ,ϕ,Ψ) =GM EP(Θ, ϕ,Ψ);

iv) GM EP(Θ, ϕ,Ψ) là một tập con lồi, đóng của C;

v) với mọi x∈E và u ∈F(ResfΘ,ϕ,Ψ) ta có

Df(u,ResfΘ,ϕ,Ψ(x)) +Df(ResfΘ,ϕ,Ψ(x), x) ≤Df(u, x).

Ví dụ 2.1.2. Giả sử Θ(x, y) = y2 −x2, ϕ(x) = x2 và Ψ(x) = exp(x), với mọi

x, y ∈R.

Dễ thấy Θ thỏa mãn các điều kiện (A1)-(A4), ϕ là hàm lồi, liên tục và Ψ là hàm liên tục, đơn điệu.

Khi f(x) = x2/2 với mọi x ∈ R, từ định nghĩa của ResfΘ,ϕ,Ψ, với mỗi x ∈ R, ta có

ResfΘ,ϕ,Ψ(x) ={z ∈ R: (y2−z2) +y2+ exp(x)(y−z) + (z−x)(y−z) ≥z2, ∀y ∈R}.

Bất đẳng thức

(y2−z2) +y2+ exp(x)(y−z) + (z−x)(y−z)≥ z2, ∀y ∈ R

có thể viết ở dạng tương đương sau

Ta biết rằng bất đẳng thức (2.6) đúng với mọi y ∈R khi và chỉ khi

∆ = [exp(x) + (z−x)]2+ 8[3z2+ exp(x)z−xz]≤ 0.

Điều này tương đương với [exp(x) −x+ 5z]2 ≤ 0. Suy ra z = x−exp(x)

5 . Do đó, ta nhận được ResfΘ,ϕ,Ψ(x) = x−exp(x) 5 . Chú ý 2.1.3. Trong Ví dụ 2.1.2, ta có F(ResfΘ,ϕ,Ψ) = ∅ và do đó từ Mệnh đề 2.1.1, ta nhận được GM EP(Θ, ϕ,Ψ) =∅.

Ví dụ 2.1.4. Với mỗi số nguyên dươngi, giả sử Θi(x, y) =i(y2−x2),ϕi(x) =x2

và Ψi(x) =x3/i, với mọi x, y ∈R.

Dễ thấy Θi thỏa mãn các điều kiện A1)-A4), ϕi là hàm lồi, liên tục và Ψi là hàm liên tục, đơn điệu.

Khi f(x) =x2/2 với mọix∈ R, từ định nghĩa của ResfΘ

i,ϕi,Ψi, với mỗix∈ R, ta có ResfΘ i,ϕi,Ψi(x) ={z ∈R : i(y2−z2) +y2 +x 3 i (y−z) + (z−x)(y−z)≥ z2, ∀y ∈ R}. Bất đẳng thức i(y2−z2) +y2+ x 3 i (y −z) + (z−x)(y−z)≥ z2, ∀y ∈ R

có thể viết ở dạng tương đương sau

(i2+i)y2+ [x3+i(z−x)]y −[(i2+ 2i)z2 +x3z−ixz]≥ 0, ∀y ∈R. (2.7) Ta biết rằng bất đẳng thức (2.7) đúng với mọi y ∈R khi và chỉ khi

∆ = [x3+i(z−x)]2+ 4(i2+i)[i2+ 2i)z2+x3z−ixz] ≤0.

Điều này tương đương với [x3−ix+ (2i2+ 3i)z]2 ≤ 0. Suy ra z = ix−x3

2i2+ 3i. Do đó, ta nhận được ResfΘi,ϕi,Ψ i(x) = ix−x3 2i2+ 3i. Chú ý 2.1.5. Trong Ví dụ 2.1.4, ta có F(ResfΘ i,ϕi,Ψi) = {0} và do đó từ Mệnh đề 2.1.1, ta nhận được GM EP(Θi, ϕi,Ψi) ={0}.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một định lý hội tụ mạnh cho hệ bài toán cân bằng hỗn hợp tổng quát và bài toán điểm bất động trong không gian banach​ (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)