Loại đất được phân loại trên cơ sở các tính chất của chúng phù hợp với phân loại đất của FAO – UNESCO (FAO, 2006a, b). Năm loại đất được xác định: Ferralic Acrisols, Dystric Cambisols, Ferric Acrisols, Xantric Ferrasols và Haplic Acrisols.
Kiểm tra ảnh hưởng của tính chất đất của 5 loại đất với sinh trưởng rừng trồng nhận thấy tính chất của các loại đất nghiên cứu có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất rừng trồng (Năng suất là một hàm của loại đất (F = 47; P <0,001). Kết quả phân tích ảnh hưởng của loại đất đến sinh trưởng của các lâm phần nghiên cứu theo mô hình hỗn hợp và tính chất của các loại đất cho ở bảng 4.3.
Bảng 4.3: Tính chất của 5 loại đất thuộc các lâm phần nghiên cứu Loại đất pH Dung trọng (g cm-3)) tổng C (%) tổng N (%) P trao đổi (mg/g) CEC trao đổi (cmol/kg) C : N N : P n Haplic Acrisols 4.5(0.07) 1.3(0.03) 1.17(0.08) 0.12(0.01) 12.1(1.4) 1.03(0.15) 10.1(0.1) 10.2(0.7) 8 Ferric Acrisols 4.7(0.03) 1.4(0.02) 1.75(0.07) 0.19(0.01) 16.2(0.9) 1.67(0.23) 9.7(0.4) 13.1(1.1) 9 Xanthic Ferrasols 4.4(0.05) 1.2(0.04) 1.98(0.16) 0.22(0.02) 16.0(1.9) 0.44(0.04) 9.3(0.7) 15.8(2.2) 4 Dystric Cambisols 4.4(0.1) 1.3(0.04) 2.39(0.22) 0.22(0.01) 17.9(1.8) 1.31(0.30) 10.7(0.7) 12.7(0.9) 2 Ferralic Acrisols 4.0(0.03) 1.1(0.02) 2.49(0.07) 0.23(0.01) 18.5(1.2) 0.59(0.07) 10.9(0.2) 14.3(1.0) 9
n: dung lượng mẫu nghiên cứu (số mẫu đất tổng hợp được phân tích) Số trong ngoặc là sai tiêu chuẩn mẫu của trị số trung bình
Theo đó, từ kết quả phân tích đất này, tôi đã nhóm các lâm phần có cùng loại đất theo phân loại của FAO - UNESCO thì có cùng một độ phì đất trong bảng tham số của 3-PG. Từ đó, trong mô hình 3-PG, tham số độ phì của đất được gán như sau: là 0,9 đối với loại đất Dystric Cambisols và Xanthic Ferrasols, 0,7 Ferric Acrisols và 0,3 cho Ferralic Acrisols và Haplic Acrisols. Kết quả kiểm tra mô hình hóa cho thấy rằng cách phân chia độ phì như vậy là phù hợp, ngoại trừ có hai lâm phần thuộc nhóm đất Dystric Cambisols không phù hợp, nhưng xét tổng thể, có 70% số lâm phần có kết quả mô phỏng phù hợp với giá trị được gán đánh giá độ phì của FAO. Mức độ liên hệ tìm được này là khá cao, đặc biệt trong bối cảnh chưa có nghiên cứu sử dụng phần mềm 3-PG nào trên thế giới xác định cấp độ phì đất trong mô hình 3-PG bằng cách gán giá trị cho từng loại đất riêng biệt. Các nghiên cứu khác, chủ yếu áp dụng phương thức “thử và sai” để chọn ra được cấp độ phì phù hợp.
Lượng nước hữu hiệu trong đất (ASW – Available soil water) không được đánh giá trong nghiên cứu này, mà chúng tôi áp dụng các giá trị thu thập được của các loại đất tương tự đã được trình bày trong cuốn Đất Việt Nam (Hiệp hội khoa học đất Việt Nam, 2000). Lượng nước hữu hiệu tối đa trong đất) của Ferralic Acrisols, Dystric Cambisols, Ferric Acrisols, Xantric Ferrasols và Haplic Acrisols đã được thực hiện tương ứng 135, 235, 185, 155 và 115 mm, (Hiệp hội Khoa học đất Việt Nam, 2000). Như các nghiên cứu tương tự, lượng nước hữu hiệu tối thiểu trong đất) đã được giả định là bằng không cho tất cả các khu vực (Sands và Landsberg, năm 2002; Landsberg và cộng sự, 2003). Sử dụng các giá trị lượng nước hữu hiệu trong đất trong 3-PG đã tạo ra một mối liên hệ thỏa đáng giữa tăng trưởng trung bình hàng năm thực tế và mô phỏng.
Mặc dù mật độ trồng và tỷ lệ sống thường được trình bày trong các tài liệu thiết kế trồng rừng, nhưng rất khó xác định chính xác mật độ ban đầu của chúng trong điều kiện lập địa đa dạng, quản lý và lịch sử tác động của các lâm
của các rừng trồng tương tự như đầu mật độ đầu ra 3-PG (Landsberg và cộng sự, 2003.).