Tại một nút có nhiều đƣờng đến cùng một đích, khi có dữ liệu cần chuyển tiếp, giao thức AOMDV chỉ sử dụng một đƣờng để chuyển tiếp dữ liệu cho đến khi đƣờng này bị lỗi và sau đó mới chuyển sang một đƣờng dẫn khác. Thứ tự sử dụng các đƣờng theo thứ tự chúng đƣợc tạo ra trong bảng định tuyến tại nút đó.
Có những lựa chọn khác để chuyển tiếp dữ liệu bằng cách sử dụng đồng thời tất cả các đƣờng. Mặc dù đây không phải là cơ chế chuyển tiếp dữ liệu đƣợc sử dụng trong giao thức AOMDV, các cơ chế này vẫn đƣợc trình bày ở đây để có đƣợc một cách nhìn hoàn thiện hơn về cơ chế chuyển tiếp dữ liệu. Với cơ chế „diversity coding‟ [14], header của mỗi gói dữ liệu đƣợc bổ sung một trƣờng mã gói mã hóa; các gói đƣợc mã hóa đƣợc truyền theo các đƣờng khác nhau. Cơ chế này có thể cải thiện xác suất phân phối gói trong các mạng ad hoc có tần suất di
động lớn và cũng có thể đƣợc sử dụng theo cách chọn lọc để đảm bảo phân phối các gói tin quan trọng.
Trong các tiếp cận phân phối dữ liệu theo hƣớng cân bằng tải, các con đƣờng dự phòng đƣợc sử dụng đồng thời để phân phối dữ liệu, do đó cải thiện mức độ sử dụng mạng và độ trễ đầu cuối. Đề xuất trong [9], ngoài đề xuất phân chia lƣu lƣợng thích hợp trên nhiều đƣờng và khả năng xử lý sắp xếp lại gói, cân bằng tải hiệu quả trong các mạng ad hoc, còn phải giải quyết vấn đề “song tuyến” do nhiễu phát sinh khi định tuyến trên các đƣờng dự phòng. Sử dụng phiên bản trƣớc của giao thức AOMDV, đề xuất trong [6] nhận thấy sự kém hiệu quả của định tuyến đa luồng để cân bằng tải trong các mạng ad hoc di động đơn kênh do vấn đề “song tuyến” và lợi ích của việc sử dụng giao thức CSMA đa kênh tại tầng MAC. Bên cạnh sự hỗ trợ từ các tầng thấp hơn để có đƣợc thông tin về tính sẵn sàng của nhiều kênh không gây nhiễu cho nhau, điều quan trọng là phải tìm các đƣờng dẫn dự phòng phù hợp để cân bằng tải. Cụ thể là cần có một rằng buộc chặt chẽ hơn về tính không giao so với sự rằng buộc về tính không giao theo nút hoặc theo liên kết để giải quyết vấn đề nhiễu khi truyền dữ liệu đồng thời trên nhiều đƣờng dự phòng. Đề xuất trong [13] đã đề cập đến vấn đề chọn các đƣờng tách biệt tối đa để giảm thiểu hiệu ứng “song tuyến” trong các mạng ad hoc sử dụng ăng ten định hƣớng.