III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị nhân sự tại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam
2. Giải pháp đối với nhà nước
• Giải phỏp 1: Giải pháp thuộc về chính sách của nhà nước
- Chính phủ cần phải tiến hành đổi mới cơ chế, chính sách quản lý điều hành vĩ mô cũng như cách thức điều hành thuế, giá, hạn ngạch đối với lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu, đồng thời cải thiện môi trường pháp lý tạo điều kiện cho Tổng công ty xăng dầu Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.
- Nhà nước cần phải có những biện pháp mạnh để ngăn chặn tỡnh trạng gian lận thương mại ( pha trộn xăng cấp thấp với xăng cao cấp, dầu hoả với Diezel), hạn chế xăng dầu thẩm lậu và các tỡnh trạng kinh doanh xăng dầu bất hợp pháp để tạo ra một thị trường xăng dầu lành mạnh, tránh gây thiệt hại cho chính nhà nước và tác động xấu đến hiệu quả của các doanh nghiệp kinh doanh chuẩn mực như Petrolimex.
- Nhà nước cần giành nhiều quyền chủ động hơn đối với các doanh nghiệp như Tổng công ty xăng dầu. Đối với Tổng công ty vừa phải kinh doanh với
mục tiờu lợi nhuận vừa phải giữ vai trũ chủ đạo trong việc bỡnh ổn thị trường xăng dầu nội địa nên chịu nhiều thiệt thũi. Nhà nước cần phải nghiên cứu để tạo điều kiện cho Tổng công ty năng động hơn trong cơ chế thi trường
• Giải phỏp 2: Giải phỏp chung thuộc về giáo dục và đào tạo
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá_ hiện đại hoá hiện nay, nhân tố quyết định thắng lợi là con người tức là nguồn nhân lực. Để có được nguồn nhân lực có trỡnh độ cao, cần phải bồi dưỡng và đào tạo. Việc chuẩn bị cho sự nghiệp công nghiệp hoá_ hiện đại hoá, nguồn nhân lực có trỡnh độ chuyên môn cao trước hết là nhiệm vụ trung tâm của công tác giáo dục và đào tạo
Để có được nguồn nhân lực có trỡnh độ chuyên môn cao phải hết sức coi trọng chất lượng đào tạo trên các mặt:
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có trỡnh độ chuyên môn
- Chất lượng giáo viên: Đổi mới và bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn, tư duy kinh tế, phương pháp sư phạm, nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm của người thầy. Giáo viờn phải cú trỡnh độ cao học trở lên. - Chất lượng trang bị giảng dạy: phải đổi mới nâng cấp các phũng thớ nghiệm, cỏc xưởng thực hành, các thư viện, phũng ban. Trang bị đầy đủ sách, báo, tài liệu, các dụng cụ đồ nghề có liên quan tới việc đào tạo giảng dạy và phự hợp với cụng nghệ kĩ thuật tiờn tiến.
- Chương trỡnh giảng dạy: Đổi mới nội dung giáo án phù hợp với các yêu cầu của các cơ quan cũng như của doanh nghiệp thuộc ngành nghề đào tạo. Trong chuyên ngành khoa học kĩ thuật chuyên môn phải bám sát những chương trỡnh dạy quốc tế. Coi trọng việc thực hành khụng kộm phần lý thuyết. Phải tăng cường hơn nữa những buổi nói chuyện chuyên đề, nghiên cứu khoa học, những đồ án môn học phổ biến trong sinh viên và có tính bắt buộc sinh viên tham gia…
- Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ chế độ thi cử, bằng cấp, tuyển sinh chặt chẽ, không hạ thấp tiêu chuẩn điều kiện dự thi. Sàng lọc kĩ càng trong quá trỡnh dạy học theo tiờu chuẩn quốc tế đối với những ngành nghề chuyên về kĩ thuật. Tổ chức thi tốt nghiệp theo cơ chế chặt chẽ, đảm bảo chất lượng thực sự của bằng cấp và học vị…
Xó hội hoỏ sự nghiệp giỏo dục đào tạo, tăng cường phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo nhân tài
- Tạo một nền dõn trớ rộng rói để tăng khả năng xuất hiện nhân tài và có biện pháp tốt nhất nhằm phát hiện và bồi dưỡng những tài năng xuất hiện. - Hỡnh thành cỏc trung tõm đào tạo chất lượng cao, các trường chuyên, lớp chọn để chọn được những người có triển vọng.
Đó là hai phương thức nhằm phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, cụ thể của phương pháp này là:
+ Tạo cơ hội cho đông đảo mọi người lao động tiếp thu học vấn đại học bằng nhiều hỡnh thức như: Đại học tại chức, học văn bằng hai…để giúp người lao động nâng cao trỡnh độ.
+ Tiếp tục duy trỡ và nõng cao cỏc biện phỏp, phong trào nhằm khuyến khích tài năng trong học tập và nghiên cứu khoa học
Kết luận
Chúng ta đang ở vào thời kỳ phát triển rất quan trọng - đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đến năm 2020 dưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để thực hiện được nhiệm vụ đó Đảng ta đó xỏc định “ Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Tuy nhiên để yếu tố con người thực sự trở thành động lực tích cực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, nguồn nhân lực phải được giáo dục, tổ chức hợp lý, có chính sách phát hiện đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đói ngộ thoả đáng.
Sự phát triển của đất nước cũng như sự thành công của từng tổ chức không thể thiếu được yếu tố con người. Vỡ vậy, cụng tỏc quản lý nguồn nhõn lực cú vai trũ đặc biệt quan trọng để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Nhận thức được điều đó nên Tổng công ty đó rất chỳ trọng và quan tõm đến quản lý nguồn nhân lực, nhằm phát huy tốt năng lực sáng tạo của đội ngũ cán bộ công nhân viên. Thời gian qua tuy công tác quản trị nhân sự tại Tổng công ty đó đạt được một số thành tích quan trọng nhưng bên cạnh đó vẫn cũn
một số hạn chế nhất định, có ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của Tổng công ty.
Qua một thời gian thực tập tại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, bằng việc vận dụng những lý luận đó học cựng với quỏ trỡnh tỡm hiểu thực tế, em đó mạnh dạn đưa ra một số giải pháp với mong muốn góp phần hoàn thiện quản trị nhân sự tại Tổng công ty. Do lần đầu tiên đi từ lý luận vào thực tế nờn trong quỏ trỡnh trỡnh bày bài viết sẽ khụng trỏnh khỏi những thiếu sút và hạn chế nhất định. Vỡ vậy Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tỡnh của PGS.TS Mai Văn Bưu, trưởng khoa khoa học quản lý cựng với cỏc cỏn bộ nhõn viờn phũng lao động tiền lương_ Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đó cú những ý kiến đóng góp và giúp đỡ để đề tài này được hoàn thành đúng thời hạn.
Hà Nội, ngày 3 tháng 5 năm 2003 Sinh viên thực hiện: Hà Văn Lợi
Tài liệu tham khảo
1. Trần Kim Dung: Quản trị nhõn sự, NXB Thống Kờ, 1997 2. Phạm Thanh Hội: Quản trị nhõn sự, NXB Thống Kờ, 1997
3. M.Konoroke, Trần Quang Tuệ: Nhõn sự chỡa khoỏ của thành cụng, NXB Giao Thụng, 1999
4. Khoa Khoa học quản lý: Giỏo trỡnh khoa học quản lý- tập 2, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2002
5. Luật lao động, NXB Thống Kê, 1998
6. Nguyễn Hữu Thõn: Quản trị nhõn sự, NXB Thống Kờ, 1998
7. Phạm Đức Thành- bộ môn quản trị nhân lực, ĐH KTQD: Quản trị nhân lực, NXB Thống Kê, 1998
8. Tổng công ty xăng dầu Việt Nam: Báo cáo tổng kết cuối năm, các năm 2000, 2001, 2002.