Phân tích độ nhạy

Một phần của tài liệu Thẩm định hồ sơ xin vay vốn trung và dài hạn của DNVVN doc (Trang 75 - 77)

C. Tính ổn định

11.5 Phân tích độ nhạy

Khi phân tích dự báo tài chính, chúng ta thường đặt câu hỏi nếu mức lợi nhuận giảm xuống 15% hay 20% thì kết quả cuối cùng sẽ ra sao? Tính vững mạnh của doanh nghiệp và khả năng trả nợ sẽ ra sao?

Phân tích độ nhạy cho thấy mức độảnh hưởng của các biến số chính đối với kết quả dự báo tài chính của doanh nghiệp. Các biến số chính sẽđược nhận những giá trị khác nhau trong quá trình dự báo.

Ví d:

Doanh số bán hàng rõ ràng là một trong những biến số chính. Bạn có thể giảđịnh mức doanh số dự báo giảm hoặc tăng 15% và từđóđánh giá ảnh hưởng sự thay đổi này đối với các kết quả dự báo.

Những biến s chính có th gồm:

 Giá vốn hàng bán;

 Chi phí nguyên vật liệu;

 Các chi phí hoạtđộng lớn;

 Thay đổiđiều khoản thương mại

o Các khoản phải thu

o Các khoản phải trả

 Thay đổi vòng quay hàng tồn kho;

Phần 12 – Đánh giá tài sảnđảm bảo

Loại tài sản; Chất lượng; Giá trị; Tính khả mại; Các yếu tố pháp lý. Định giá tài sản

Mặc dù trọng tâm của các quyếtđịnh tín dụng là khả năng trả nợ, các chuyên viên tín dụng nên xem xét tài sảnđảm bảo và giá trị của tài sảnđể thanh toán nợ vay trong trường hợp kế hoạch thanh toán nợ vay không thể thực hiện được theo dự kiến. Phương pháp thường được các ngân hàng sử dụng là so sánh giá trị các khoản nợ với giá trị phát mại của tài sản. Phương pháp này rất hữu ích trong việc xem xét khả năng vay nợ của công ty trong mối tương quan với tổng tài sản.

Đểđơn giản, việcđánh giá tài sảnđảm bảo thường giảđịnh giá trị ghi sổ bằng giá trị hiện tại của tài sản. Trong trường hợp có những khác biệt lớn, người ta thường sử dụng giá trị thị trường gần nhất của tài sản. Việcđịnh giá những tài sản có giá trị lớn, như cơ sở kinh doanh, thường được tiến hành bởi các đơn vị chuyên nghiệp và độc lập.

Giá trị phát mại thường được giảđịnh thấp hơn giá trị hiện tại do tài sản được bán trong trường hợp công ty không thể thực hiện được nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên, giảđịnh này thường không đúng trong điều kiện lạm phát cao hoặc có sự thiếu hụt về nguồn cung ứng tài sản. Trên cơ sở những kinh nghiệm về các trường hợp phá sản, các ngân hàng áp dụng những tỷ lệ sau:

Một phần của tài liệu Thẩm định hồ sơ xin vay vốn trung và dài hạn của DNVVN doc (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)