Tình hình chung về sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2000

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần may Sài Gòn giai đoạn 2009 - 2010 ppt (Trang 25 - 29)

II. PHÂN TÍCH MỘT SÔ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG GIAI ĐOẠN 2000 2005:

1.Tình hình chung về sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2000

DOANH CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2005:

1. Tình hình chung về sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2000 - 2005 đoạn 2000 - 2005

Bảng 5: Một số chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2000 - 2005

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1. GTTSL (giá CĐ 1994) Tr. đ 47.560 55.683 71.530 90.743 86.095 95.000

2. Doanh thu thu Tr. đ 112.170 130.378 160.239 203.085 198.750 236.575 3. Chi phí sản xuất Tr. đ 103.680 121.324 147.019 185.328 180.061 210.695 4. Nộp ngân sách Tr. đ 3.370 3.470 3.118 2.308 2.313 2.883 5. Lợi nhuận (sau thuế) Tr. đ 5.120 5.584 10.102 15.449 16.376 23.000 6. Kim ngạch xuất khẩu 1000 USD 4.539 7.730 9.155 13.500 6.700 8.040

Theo số liệu từ bảng trên cho ta thấy trong thời kỳ 2000 - 2005, một số chỉ tiêu chủ yếu của công ty luôn có chiều hướng tăng lên do thực hiện tốt các công tác trên thị trường: đầu tư nhiều trang thiết bị máy móc nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất; khâu kiểm tra kỹ thuật được tiến hành chặt chẽ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm; thực hiện quảng cáo để đưa thương hiệu của công ty đến từng khách hàng trong và ngoài nước; đa dạng hóa các sản phẩm, mẫu mã, chất lượng đảm bảo, giao hàng đúng thời hạn… Công ty đã ký được nhiều hợp đồng dài hạn với các đối tác nước ngoài. Nhiều khách hàng tin tưởng vào uy tín của công ty đã cho phép công ty nhập khẩu máy móc, thiết bị nguyên vật liệu theo hình thức trả góp.

Tuy nhiên, vào thời điểm năm 2004, có thể nhận thấy hầu như các chỉ tiêu chủ yếu của công ty có sự suy giảm mạnh như: giá trị tổng sản lượng giảm từ 90.743 triệu đồng năm 2003 xuống còn 86.095 triệu đồng vào năm 2004; doanh thu cũng giảm từ 203.085 triệu đồng xuống còn 198.750 triệu đồng;chi phí sản xuất giảm từ 185.328 triệu đồng xuống còn 180.061 triệu đồng... Một câu hỏi đặt ra là nguyên nhân nào làm cho các chỉ tiêu của công ty lại giảm sút như vậy? Phải chăng công ty đang làm ăn thua lỗ; không tiêu thụ được sản phẩm trên thị trường. Thực tế, câu trả lời cho nguyên nhân lớn nhất đó là vào năm 2004, thực hiện Nghị quyết ban chấp hành Trung ương lần

nghiệp đa sở hữu, có cơ chế quản lý kinh doanh năng động, hiệu quả thích nghi với nền kinh tế thị trường. Với phương thức này, doanh nghiệp đã bố trí, sắp xếp lại lao động để nâng cao hiệu quả sản xuất. Công ty đã tiến hành ngừng hoạt động sản xuất của xí nghiệp may Hà Nam do hoạt động không hiệu quả. Lượng lao động ở đây được kiểm tra lại tay nghề, những lao động không đáp ứng được đầy đủ yêu cầu kỹ thuật sẽ tự nguyện chuyển sang môi trường mới; còn mặt bằng sản xuất kinh doanh ở đây được công ty chuyển sang hình thức cho các doanh nghiệp khác thuê lại. Ngoài nguyên nhân kể trên còn phải nói đến những nguyên nhân khách quan, những tác động từ bên ngoài đối với việc sản xuất của công ty. Thời điểm năm 2004, thị trường may mặc Việt Nam nói chung bị ảnh hưởng rất lớn từ việc quy định hạn ngạch xuất khẩu của các thị trường châu Âu, Mỹ… áp đặt ngày một xiết chặt đối với ngành may mặc của nước ta. Phải thừa nhận rằng, chúng ta càng ngày càng phải cạnh tranh khốc liệt hơn với các thị trường may mặc lâu đời mà có phần nào vượt trội hơn hẳn chúng ta về mọi mặt như: Trung Quốc, Ấn Độ,Thái Lan, Hồng Kông…Bên cạnh đó đất nước ta đang trong quá trình gia nhập AFTA, WTO… phải tiến hành giảm; xóa bỏ hàng rào thuế quan rất nhiều mặt hàng trong đó có hàng may mặc.

Với những nguyên nhân nêu trên có thể rút ra rằng việc giảm sút các chỉ tiêu chủ yếu của công ty may Thăng Long trong năm 2004 là một điều tất yếu, nó không đưa đến kết luận tình hình hoạt động sản xuất của công ty bị suy giảm. Đây chỉ có thể được coi là một cuộc cải tổ lại bộ máy công ty để sau khi cổ phần hóa, điều chỉnh lại nhân sự; lao động sẽ giúp công ty làm ăn có hiệu quả hơn, đem lại lợi nhuận lớn. Điều này đã chứng minh qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vào năm kế tiếp. Năm 2005, giá trị tổng sản lượng đạt 95.000 triệu đồng với doanh thu là 236.575 triệu đồng tăng 12% so với năm 2004. Để đạt được những thành tựu như vậy là sự phấn đấu của công ty trên tất cả các lĩnh vực.

Như vậy, nhìn chung trong 6 năm (2000-2005) tình hình sản xuất của công ty may Thăng Long phát triển tương đối thuận lợi.Hoạt động sản xuất kinh doanh này đạt được những kết quả như thế nào được thể hiện qua rất nhiều các chỉ tiêu nhưng do giới hạn của đề tài cũng như mức độ tiêu biểu của từng chỉ tiêu mà chuyên đề này xin đi sâu vào phân tích 2 chỉ tiêu cơ bản đó là: doanh thu và lợi nhuận.

2.Tình hình chung về doanh thu của công ty giai đoan 2000-2005: Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng của các doanh nghiệp nói chung cũng như với công ty may Thăng Long nói riêng.Doanh thu không chỉ đơn thuần chỉ ra kết quả họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp qua từng năm mà còn giúp ta đánh giá được quy mô sản xuất của doanh nghiệp đó là lớn hay nhỏ.Trong qúa trình họat động của mình, mọi biện pháp của doanh nghiệp đề ra đều nhằm mục đích cải thiện doanh thu của mình năm sau luôn cao hơn năm trước, doanh thu càng lớn càng thể hiện được hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảng 6:Tình hình chung về doanh thu giai đoạn 2000-2005: Chỉ tiêu

Năm

Tổng số doanh thu (tr.đ)

Lượng tăng tuyệt đối (tr.đ) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (%) Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 2000 112.170 - - 100,00 100,00 - - 2001 130.378 18.208 18.208 116,23 116,23 16,23 16,23 2002 160.239 29.861 48.069 122,90 142,85 22,9 42,85 2003 203.085 42.846 90.915 126,74 181,05 26,74 81,05 2004 198.750 -4.335 8.658 97,87 177,18 -2,13 77,18 2005 236.575 37.825 124.405 119,03 210,90 19,03 110,9

Bảng số liệu trên cho ta thấy tình hình doanh thu nói chung của công ty trong giai đoạn 2000-2005 phát triển tương đối tốt, trừ năm 2004 ra thì các doanh thu các năm sau luôn cao hơn các năm trứơc tuy nhiên tốc độ tăng này lại không đều.Cao nhất là doanh thu của năm 2003 đạt 203.085 triệu đồng

tăng 26,74% so với năm 2002.Ngay sau đó, năm 2004 doanh thu của công ty chỉ đạt 198.750 triệu đồng giảm 2,13% tức là giảm 4.335 triệu đồng so với năm 2003. Điều này là phù hợp với thực tế của công ty khi năm 2004 tiến hành thu nhỏ quy mô sản xuất.Đến năm 2005, một năm sau khi tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty lại có những bước phát triển vượt bậc thể hiện qua doanh thu năm đạt 236.575 triệu đồng, tăng 19,03% tức là tăng 8.658 triệu đồng so với năm 2004. Để đạt được những thành tựu như vậy là sự phấn đấu của công ty trong việc tăng số lượng sản phẩm sản xuất ra cũng như tìm những phương hướng nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm trong nước cũng như ngoài nước. Bảng số liệu sau sẽ chỉ ra cho ta thấy rõ điều này:

Bảng 7: Cơ cấu doanh thu của công ty giai đoạn 2000 - 2005

Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1. Tổng doanh thu (tr.d) 112.170 130.378 160.239 203.085 198.750 236.578 2. Doanh thu nội địa

(tr.đ) 21.325 21.524 21.403 26.401 15.625 15.998 Tỷ trọng (%) 19,01 16,51 13,89 12,99 12,50 9,38 Trong đó: Miền Bắc (tr.đ) 18.721 16.567 12,8589 12.793,5 9.128,9 8.320,5 Miền Trung (tr.đ) 581,75 641,4 762,8 927,8 425,3 526,3 Miền Nam (tr.đ) 2.022,25 4.315,6 7.781,3 12.679,7 6.070,8 7.151,2

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần may Sài Gòn giai đoạn 2009 - 2010 ppt (Trang 25 - 29)