XI. Những bài viết khác
8. Những nghĩa lý trọng yếu dành cho nghề thuốc và xem tướng
Có tâm nhưng chưa có tướng, tướng sẽ thuận theo tâm mà sanh. Có tướng nhưng thiếu tâm, tướng sẽ theo tâm diệt. Đem bốn câu này nói với hết thảy mọi người khiến cho những kẻ có tướng tốt sẽ gắng sức, kẻ không có tướng tốt tận lực tu tập. [Người nghe] sẽ mong sao hễ có tướng tốt thì sẽ vĩnh viễn giữ được vẻ tốt đẹp ấy, tướng xấu thì sẽ biến thành tốt. Thầy coi tướng thường đem điều này bảo với khách [đến xem bói] thì chính là sống trong cõi trần mà thực hiện sự cai trị, dùng bói toán để khuyến hóa dân chúng. Công đức ấy thù thắng nhất! Đem công đức ấy hồi hướng Tây Phương nhất định được mãn nguyện.
227
Nguyên văn “vịnh vu ta lân” (ca vịnh dấu lân). Đây vốn là một ý dựa theo bài Mao Thi trong Kinh Thi: “Lân chi chỉ, chấn chấn công tử; vu ta lân hề”. Sách Sơ Học Ký giảng: “Chỉ là bàn chân. Con lân được coi là một con vật biết giữ chữ tín, biết lễ, nên thường dùng chữ „dấu chân lân‟ để chỉ người giữ chữ tín. Chấn chấn là giữ lòng trung tín sâu dầy. Vu ta là tán thán từ”. Do vậy, đoạn thơ này được dịch là:
“Dấu chân lân, bậc công tử thành tín, trung hậu, thật đáng xưng tụng là lân”. Từ đó
Đạo để tận lực gắng công, tận lực tu tập không ngoài giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng làm các điều lành, tín nguyện niệm Phật, cầu sanh Tây Phương. Dùng những điều này để tự hành, lại còn dạy người thì còn có thể siêu phàm nhập thánh, huống là phú quý, phước trạch mấy chục năm trong thế gian ư? Thầy thuốc khám bệnh cũng nên chú ý tới điều này. Ai làm được như thế thì gọi là thầy thuốc chân thật, là đệ tử chân thật của đấng Đại Y Vương vậy.