Lời tựa cho cuốn Thích Môn Pháp Giới Lục

Một phần của tài liệu ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN (Quyển Hạ) Phần 4 pps (Trang 35 - 36)

(năm Dân Quốc 26 - 1937)

Đức Như Lai chẳng xuất hiện, cõi đại thiên giống như đêm dài. Phật nhật đã chiếu khắp, các pháp đều rạng rỡ. Chẳng riêng gì tam thừa thánh

nhân mau lên được bờ giác, mà còn khiến cho hàm thức146

trong sáu đường đều dần dần thoát vòng khổ. Phật dùng một âm diễn thuyết pháp, chúng sanh tùy theo mỗi loại đều hiểu. Ví như một trận mưa nhuần thấm trọn khắp, cây cỏ mỗi loài tự sum xuê; một vầng trăng hiện bóng khắp nơi, nơi sông biển tùy mỗi người thấy khác. Chỉ rõ Phật tánh sẵn có, chúng sanh và Phật vốn đồng. Dạy rõ do tu trì thuận hay nghịch [Phật tánh] mà phàm - thánh thật khác biệt. Chia ra nói thành năm thừa, để mong [chúng sanh] theo đường về nhà. Chẳng lập một pháp ngõ hầu hiểu gốc mà biết ngọn. Ngũ tánh147, tam thừa cùng về một đạo; Tứ Đế, Lục Độ chẳng ngoài một tâm. Hết thảy pháp Thiên, Viên, Đốn, Tiệm, pháp pháp dung nhiếp. Hết thảy hạnh Đại, Tiểu, Quyền, Thật, hạnh hạnh viên thông. Đây chính là quy củ lớn lao nuôi dạy hàng ngàn căn cơ của đức Như Lai, là nghĩa lý lớn lao trong giáo pháp suốt cả một đời đức Phật.

Xét từ lúc đạo Phật được hưng khởi vào đời Chiêu Vương nhà Châu148, đạo truyền khắp cõi Tây Càn (Ấn Độ), đến đời Hán Minh Đế,

146

Hàm thức (Sattva), còn được dịch là Hữu Tình, Chúng Sanh, Hàm Linh, Hàm Sanh, Hàm Loại, Hàm Tình, hay Bẩm Thức. Do hết thảy chúng sanh đều có tâm thức, tức có những chúng sanh có cảm giác, có nhận biết, nên gọi là Hàm Thức. Xin lưu ý, chữ Chúng Sanh hiểu theo nghĩa rộng bao gồm Hữu Tình Chúng Sanh (tức các sinh vật) và Vô Tình Chúng Sanh (những khoáng vật, đồ vật). Từ sau thời ngài Huyền Trang, danh từ Sattva được dịch là Hữu Tình hay Hàm Thức, chứ không dịch là Chúng Sanh vì theo Câu Xá Luận Bảo Sớ:

“Những gì do các duyên hòa hợp mà sanh thì được gọi là Chúng Sanh”. Do vậy, Hữu Tình hay Vô Tình (Phi Tình) đều do các duyên hòa hợp mà thành nên đều được gọi là Chúng Sanh. Nhưng trong các bản luận hay sớ giải vẫn quen dùng chữ Chúng Sanh để chỉ hết thảy những loài sanh vật.

147

Ngũ Tánh là một khái niệm phân chia căn tánh theo tông Hoa Nghiêm, dựa trên căn tánh thành Phật của chúng sanh mà chia thành năm loại:

Một phần của tài liệu ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN (Quyển Hạ) Phần 4 pps (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)