Trong chương 3, tác giả đã đề cập tới mô hình của bồn chứa, khảo sát đối tượng bồn chứa từ đó đưa ra phương án sử dụng. Ở đây có hai phương án được lựa chọn đó là phương án sử dụng bộ điều chỉnh PID kinh điển và phương án điều khiển logic mờ.
Dựa trên kết quả thu được của hai phương án này cho thấy bộ điều khiển logic mờ cho chất lượng tốt hơn, thể hiện ở chỗ: thời gian đáp ứng nhanh hơn và không có độ quá điều chỉnh. Kết quả được áp dụng để điều khiển ổn định mức nước bồn chứa trong bài toán thiết kế cụ thể nêu trên. Chương trình mô phỏng được thực hiện trên Matlab Simulink.
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNGPHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI 1. KẾT LUẬN
Qua thời gian tìm hiểu và thực hiện đề tài: “Điều khiển và ổn định mức nước dùng bộ điều chỉnh PID và logic mờ”, đã giúp tôi hiểu rõ hơn ứng dụng của lĩnh vực điều khiển và ổn định mức nước trong thực tế và nguyên lý hoạt động cũng như ứng dụng của bộ điều chỉnh PID và bộ điều khiển logic mờ.
Qua kết quả thực nghiệm thu được cho thấy để thực hiện giám sát điều khiển và ổn định mức nước có nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, tất cả đều nhằm mục đích đảm bảo tính chính xác, tính hiệu quả, tính hợp lý và giúp giảm bớt chi phí sản xuất.
Ở đây có hai phương án được lựa chọn đó là phương án sử dụng bộ điều chỉnh PID kinh điển và phương án điều khiển logic mờ. Dựa trên kết quả thu được của hai phương án này cho thấy bộ điều khiển logic mờ cho chất lượng tốt hơn, thể hiện ở chỗ: thời gian đáp ứng nhanh hơn và không có độ quá điều chỉnh.Các kết quả nghiên cứu của đề tài mới chỉ dừng lại ở thực nghiệm mô phỏng trên matlab.
2. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
Hướng nghiên cứu tiếp theo là sẽ nghiên cứu thử nghiệm vào hệ thống thật khi có điều kiện.
Về mặt lý thuyết, tiếp tục nghiên cứu xây dựng các thuật toán theo hướng thích nghi , bền vững, mạng nơ ron cho bài toán ổn định mức nước bồn chứa đơn, và các bồn chứa khác.
Về mặt thực tiễn, tiếp tục xây dựng mô hình để hiểu rõ hơn ứng dụng của đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Nguyễn Doãn Phước, Phan Xuân Minh (2009), Lý thuyết điều khiển mờ, Nxb Khoa học và kỹ thuật.
2. Lê Hùng Lân (2004), Lý thuyết điều khiển tự động tập 1, Nxb Giao Thông Vận Tải.
3. Nguyễn Doãn Phước (2010), Lý thuyết điều khiển tuyến tính, Nxb Khoa học và kỹ thuật.
4. Nguyễn Doãn Phước, Phan Xuân Minh, Hán Thành Trung (2006), Lý thuyết điều khiển phi tuyến, Nxb Khoa học và kỹ thuật.
5. Nguyễn Thị Thanh Quỳnh, Phạm Văn Thiêm (2013), Thiết kế bộ điều khiển PID và bộ điều khiển FLC (Fuzzy Logic Controller) cho hệ thống gia nhiệt, Tạp chí Khoa Học và Công Nghệ, Đại học Thái nguyên, Tập 112, số 12/2, trang 39-44.
6. Nguyễn Phùng Quang (2004), Matlab & Simulink – Dành cho kỹ sư điều khiển tự động, Nxb Khoa học và kỹ thuật.
Tiếng Anh
7. Ross T. J. (2010), Fuzzy logic with Engineering Applications, Third Edition, John Wiley & Sons.
8. Nguyen Cat Ho and W. Wechler, Extended hedge algebras and their application to Fuzzy logic, Fuzzy Sets and Systems 52(1992), 259-281.