- Hoạt động hợp tác, phối hợp trao đổi thơng tin với các cơ quan chịu trách nhiệm giám sát các lĩnh vực khác (Bộ Tài Chính, Ủy ban giám sát tài chính quốc
gia, Thanh tra Nhà nước…) cịn nhiều hạn chế, khơng kịp thời và chưa thật sự hỗ trợ lẫn nhau trong cơng tác thanh tra, giám sát đối với các TCTD cĩ hoạt động rộng, đa ngành nghề.
- Nội dung Basel quá phức tạp và chi phí thực hiện ứng dụng Basel quá lớn cũng chính là nguyên nhân làm cho cơng tác thanh tra, giám sát ngân hàng chậm đáp ứng so với thơng lệ quốc tế.
Tĩm lại chương 2
Trong chương hai, đề tài đã khái quát được lịch sử hình thành và mơ tả thực trạng về cơ cấu tổ chức của Thanh tra ngân hàng. Bên cạnh đĩ, nội dung chương 2 cũng đã nêu được một số kết quảđạt được của hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng trong thời gian qua. Trên cơ sở đĩ đưa ra các mặt tồn tại (như bất hợp lý trong cơ cấu tổ chức hoạt động, chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra chưa cao, hệ thống văn bản pháp luật cịn bất cập…) đồng thời chỉ ra được một số nguyên nhân của những tồn tại đĩ trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Và đây cũng chính là những cơ sở quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp và kiến nghị ở chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm quốc tế và các kết quảđạt được cũng như bất cập cịn tồn tại của hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng trong thời gian qua, chương 3 đã tiến hành nghiên cứu mục tiêu, định hướng phát triển của Thanh tra ngân hàng trong thời gian tới, đồng thời đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng tại Việt Nam.