Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường các nhà lập pháp cũng nhận thức rằng kinh doanh là hoạt động chứa đựng tính rủi ro nên việc doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, kiệt quệ tài chính là rất dễ dàng xảy ra. Vì thế, pháp luật phá sản hiện đại không chỉ đặt mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ mà đồng thời cũng bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Thủ tục phá sản còn được xem là một cơ hội để các doanh nghiệp mắc nợ có thể được phục hồi. Nhà nước cần hoàn thiện Luật Phá sản và các văn bản có liên quan nhằm đơn giản hóa, rút ngắn thời gian xử lý một vụ phá sản, đồng thời nâng cao giá trị thu hồi thực tế. Để làm được việc này cần phải tiếp tục cải cách hành chính, bổ sung các văn bản hướng dẫn cần thiết cũng như cần sự vận hành hiệu quả của một thị trường thứ cấp cho việc thanh lý các tài sản của các doanh nghiệp bị kiệt quệ tài chính đến mức phải xử lý phá sản. Ngoài ra cần sớm ban hành quy định hướng dẫn thủ tục phá sản cho một loại hình doanh nghiệp đặc thù là các tổ chức tín dụng, vốn rất nhạy cảm với lòng tin và dễ gây ra các rối loạn hệ thống trên thị trường
Bên cạnh đó, Nhà nước cần sớm ban hành các quy định hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động của DATC hay VAMC, những định chế chuyên về mua bán, xử lý nợ tồn đọng, nợ xấu. Trong đó quan trọng nhất là về lâu dài hoạt động mua bán, xử lý nợ và tài sản tồn đọng cần được xây dựng thành bộ luật riêng biệt nhằm tạo
ra môi trường pháp lý chặt chẽ và nâng cao năng lực hoạt động cho các bên trong quá trình xử lý nợ và tài sản. Cơ chế xử lý nợ và tài sản tồn đọng cũng cần được tinh gọn trong thủ tục hành chính và thật sự hiệu quả trong khi thực hiện; cơ chế cần đảm bảo và trao cho các chủ nợ và nhất là công ty mua bán nợ các quyền đặc biệt hơn như quyền yêu cầu khách nợ và các bên có liên quan khác phải cung cấp thông tin về hoạt động, tài chính, nhân sự; quyền giám sát, phong toả tài khoản và kê biên phát mại tài sản đảm bảo nếu khách nợ cố tình không hợp tác thanh toán.Về lâu dài hoạt động mua bán, xử lý nợ và tài sản tồn đọng cần được xây dựng thành bộ luật riêng biệt nhằm tạo ra môi trường pháp lý chặt chẽ và nâng cao năng lực hoạt động cho các bên trong quá trình xử lý nợ và tài sản. Trong quá trình mua bán, xử lý nợ và tài sản tồn đọng các bên liên quan cần kết hợp và sử dụng linh hoạt, đồng bộ các công cụ về cơ chế chính sách, định giá.
Nhà nước cũng cần sớm ban hành đồng bộ và hoàn thiện các cơ chế mua bán một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp; cơ cấu lại tài chính và hoạt động của doanh nghiệp; xử lý tài chính trong quá trình mua bán, cơ cấu, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu cả doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần có quyền độc lập tự chủ về tài chính và trong hoạt động; chịu trách nhiệm và chủ động tự xử lý các vấn đề khi khủng hoảng tài chính xảy ra.