SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ỐNG TÂM TUỶ SỐNG:

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ THẦN KINH doc (Trang 26 - 29)

1. Sự khép kín của rãnh tủy:

Rãnh tủy khép kín thành ống tủy bắt đầu từ bọng não sau rồi từ đó khép kín dần ra trước và ra sau. Vùng sau của rãnh tủy khép kín cuối cùng.

Vì nguyên nhân chưa rõ, quá trình khép kín có thể ngừng lại. Rãnh tủy còn mở ở mặt sau thông ra ngoài dưới da trên một đoạn dài hay ngắn, thường ở vùng thắt lưng cùng, các cung đốt sống phía sau không khép kín, là một dị tật bẩm sinh -gai đôi đốt sống (spina bifida).Có nhiều hình thái như thoát vị màng tủy, thoát vị tủy - màng tủy, thoát vị màng tuỷ (ống tủy kín nhưng màng tuỷ lồi dưới da) .

Nặng hơn : cả màng tủy và phần mềm đều không khép kín. Bờ rãnh tủy liên tiếp với rãnh da lưng cũng không khép kín.

2. Những thay đổi xảy ra trong quá trình phát triển:

Sau khi khép kín, ống tủy gồm hai lớp tế bào: Lớp trong là màng ống tâm tủy, lớp ngoài gọi là áo, là mầm mống đầu tiên của chất xám sẽ phát triển thành sừng trước và sừng sau. Sừng trước xuất hiện sớm hơn (vào cuối tháng thứ nhất) và phát triển không đều: Một phần lồi ra trước, một phần bè ngang ra ngoài thành sừng bên. Sừng sau xuất hiện muộn hơn.

- Trong khi 3 sừng xám phát triển, có một lớp tế bào thứ 3 hình thành chung quanh lớp áo, gọi là màng rìa, Mầm mống đầu tiên của chất trắng, hoàn toàn cấu tạo do các sợi thần kinh.

- Chất xám và chất trắng phát triển dần khiến cho tủy sống có hình trụ, đồng thời sừng trước và các cột trước, cột bên phát triển mạnh ra phía trước ở hai bên đường giữa khiến cho rãnh giữa trước sâu và rộng.

- Ống tâm tủy teo nhỏ lại, nhất là từ mặt lưng về phía mặt bụng: Phần sau của ống tâm tủy nằm giữa hai cột sau dần teo đi hết và được thay thế bằng một vách thần kinh tạm gọi là vách giữa kéo dài từ chất xám đến mặt lưng tủy sống, ở đó hơi lõm xuống thành rãnh giữa sau hẹp và nông.

Ống tâm tủy tiến dần về giữa tủy, nằm trong chất xám.

3. Mào hạch:

Là một dải tế bào dày ở dọc hai mép rãnh tủy, mào hạch tách rời khỏi ống tủy và phân chia thành một chuỗi hạch, từ đó sinh ra các hạch gai, hạch giao cảm và phó giao cảm (như thượng thận tủy).

H. 5: Động và tĩnh mạch của tuỷ sống

C. Cổ L. Thắt lưng

H.6: Sơ đồ phân vùng cảm giác ở da theo các đốt lưng

C: Thần kinh sống cổ

T:Thần kinh sống lưng

L: Thắt lưng

S: Thần kinh đốt cùng

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ THẦN KINH doc (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)