gười lao động bị bệnh bụi phổi silic do làm việc trong môi trường lao động có nhiều bụi SiO2 và hít phải bụi này. Bệnh bụi phổi silíc (Silicose) được biết đến từ lâu vào năm 400 - 300 trước Công nguyên Hypocrates đã quan sát thấy những người thợ mỏ thường chết sớm bởi những cơn khó thở, lúc đó ông gọi là “cơn khó thở của những người thợ mỏ”. Ngày nay ta biết nó là bệnh bụi phổi silíc, một bệnh quan trọng nhất trong các bệnh bụi phổi nghề nghiệp. Đây là trạng thái bệnh lý do hít phải bụi có chứa nhiều bioxit silíc tự do (SiO2) Đặc trưng của bệnh là một sự xơ hoá lan tràn tổ chức phổi và những hạt xơ kích thước khác nhau ở hai phổi. Về lâm sàng có nhiều triệu chứng như: đau tức ngực, ho và khó thở. Các xét nghiệm cận lâm sàng có thể thấy rõ những tổn thương X quang đặc biệt suy giảm chức năng hô hấp, trao đổi khí ở phổi và tế bào bị ảnh hưởng.
Trước kia bệnh này còn khó phát hiện, dễ lầm với nhiều bệnh, trong đó có viêm phế quản và bệnh lao phổi. Nhưng những năm gần đây, nhờ sự tiến bộ về X quang cùng với các kỹ thuật cận lâm sàng khác và sự phát hiện ngày càng có hệ thống đã cho phép chẩn đoán bệnh bụi phổi silíc một cách dễ dàng hơn. Bệnh bụi phổi silíc phát triển mạnh và đang là một gánh nặng cho xã hội làm nhiều thầy thuốc lao động phải quan tâm nghiên cứu vì nó là một bệnh nặng, hoàn toàn do nghề nghiệp và là bệnh phổ biến trên toàn thế giới hiện nay.
Mỗi năm ở châu Âu người ta phát hiện được hàng nghìn trường hợp bệnh bụi phổi silíc mới. Ví dụ: ở Pháp từ năm 1964 đến năm 1968 chỉ riêng ngành mỏ đã có 26.905 trường hợp mắc bệnh bụi phổi silíc được trợ cấp (trung bình hơn 5.000 trường hợp trong một năm). Nhật Bản có 8.613 người mắc, ở Anh có 1938 người một năm. Ở các nước đang phát triển tỷ lệ hơn 20% số người được khám trong đối tượng có nguy cơ bị bệnh (ILO).
Ở nước ta trong vòng 20 năm trở lại đây các thầy thuốc lao động đã tìm hiểu về bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp. Để đảm bảo sức khoẻ và quyền lợi công nhân, Nhà nước ta đã cho ban hành một bản danh sách các bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trong đó có bệnh bụi phổi silic. Việc khám phát hiện và điều trị bệnh vẫn chưa có tính chất hệ thống như hầu hết các bệnh nghề nghiệp khác, nhưng hàng năm một số trung tâm lớn của nước ta đã phát hiện và đưa ra giám định hàng nghìn trường hợp mắc bệnh silic. Riêng vùng mỏ Quảng Ninh và khu vực Thái Nguyên mỗi năm cũng có 300 đến 500 trường hợp bệnh mới được phát hiện và được giám định khả năng lao động, con số này còn ít hơn nhiều so với thực tế, song đã chiếm hơn 80% các trường hợp được giám định bệnh nghề nghiệp mỗi năm...
Silic là một chất có nhiều trong thiên nhiên. Nó chiếm tới 28% trong lớp vỏ của trái đất dưới nhiều dạng khác nhau: thạch anh, đá hoa cương, đá cuội, đá đen, đất sét...
Chỉ có bioxitsilic ở thể tự do mới có khả năng gây ra bệnh silic Còn những chất silicát như các muối canxi, magie, nhôm và kali thì không thể gây nên bệnh silic được mà chỉ có thể gây ra các bệnh silicatose ít nguy hiểm. Bụi silic càng nhỏ càng nguy hiểm vì những hạt bụt nhỏ dưới 5 em có khả năng vào tận phế nang để gây bệnh. Tiêu chuẩn cho phép đối với bụi có chứa 10% SiO2 tự do là 2mg/m3.
Có nhiều ngành nghề trong quá trình sản xuất và thao tác công nhân thường xuyên tiếp xúc với bụi có tỷ lệ SiO2 tự do cao và bệnh bụi phổi silíc có khả năng xuất hiện. Người ta thường gặp bệnh silic (silicose) ở công nhân khai thác các mỏ như: mỏ than, mỏ sắt, mỏ ma ngan... vì SiO2 tự do có nhiều trong các lớp đất đá Trong xây dựng đường bộ và đường xe hoả bụi silíc cũng toả ra nhiều khi công nhân phá đá bằng mìn, đập đá, dào hầm thông trong núi đá. Ngành kỹ nghệ làm đồ sứ cũng có thể mắc bệnh silicose. Ở Thái Nguyên công nhân luyện kim có tỷ lệ mắc 10 - 15%, công nhân ngành than ở khu vực nội địa có tỷ lệ mắc từ 8 - 10% trong số người được khám hàng loạt, thậm chí có cơ sở sản xuất tỷ lệ mắc bệnh là 50% số người đến khám tại bệnh viện.
Policard đã làm thực nghiệm cho động vật hít bụi có hàm lượng silic tự do cao tới 70 - 80% trong nhiều năm, ông nhận thấy chỉ loại bụi có nhiều silic tự do này mới có tính chất độc hại cao. Nó có thể gây những tổn thương nhu mô phổi theo nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình xơ hoá phổi.
Bụi có mặt ở phế nang đã hấp dẫn sự tập trung đại thực bào tại đó gây ra viêm phế nang có tế bào đơn nhân. Chỉ có bụi silic mới có thể gây teo khô các phân tử thực bào và sau đó nó quy tụ lại tạo thành những “mảng bụi”. Những phần tử khoáng sản được cuốn theo dòng bạch huyết và đọng lại ở các vùng của phế trường bình thường của phổi gây xơ các vách ngăn liên thùy, những xơ bao xung quanh mạch máu và xung quanh phế quản cũng sẽ bị ảnh hưởng. Một số phần tử tụ lại ở các khoảng xơ, những phần tử khác vẫn tiếp tục di chuyển theo đường bạch huyết và cuối cùng tới các hạch lympho của phổi và tới những hạch bạch huyết. Policard đã gây ra ở chuột lang những hạt xơ trong (nodules fibro - hyalins) giống như những hạt thấy trong bệnh silicose ở người. Những hạt này có thể xuất hiện ở nhiều chỗ khác ngoài phổi, ví dụ, ở gan, lách, tuỷ xương hoặc hạch lympho mà không thấy có một dấu hiệu nhiễm trùng nào kết hợp. Theo Irwin và King thì những kích thích, tự chúng chỉ gây ra được những tổn thương thoái hoá, không gây ra được những phản ứng xơ hoá. Sự kết hợp với các phần tử silic trong một thời gian ngắn sẽ gây ra bệnh silicose tiến triển nhanh.