Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc tham gia quy hoạch và xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá vai trò và sự tham gia của các tổ chức đoàn thể trong công tác bảo vệ môi trường của tỉnh savannakhet​ (Trang 27 - 79)

dựng cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường của tỉnh Savannakhet

Đây là một trong những vai trò rất quan trọng của các tổ chức đoàn thể trên địa bàn tỉnh trong hoạt động bảo vệ môi trường. Trong thời gian qua, để hoạt động bảo vệ môi trường đạt được hiệu quả cao thì việc quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh là không thể thiếu và luôn được đặt lên vị trí hàng đầu. Bởi, nếu việc quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường không có chất lượng thì sẽ không thể thực hiện có hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường.

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2003) của Lào thì hoạt động quy hoạch bảo vệ môi trường được hiểu là việc phân vùng môi trường để bảo tồn, phát triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường gắn với hệ thống giải pháp bảo vệ môi trường trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững. Việc tham gia quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường của các tổ chức đoàn thể tại tỉnh được thể hiện qua nhiều hoạt động như: Quy hoạch các trạm kiểm soát ô nhiễm nước, không khí; Quy hoạch các rừng phòng hộ đầu nguồn; Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa, nước thải và hệ thống xử lý nước thải; Quy hoạch các bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh… Các hội viên của các tổ chức đoàn thể luôn tham gia tích cực các hoạt động quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng, thông qua các ý kiến liên quan đến việc quy hoạch môi trường, đặc biệt là hệ thống thu gom và xử lý rác thải tập trung và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.

Việc tham gia vào công tác quy hoạch môi trường của các tổ chức đoàn thể còn được thể hiện qua các hoạt động như: đánh giá hiện trạng môi trường thực tế ở địa phương ở mức độ nào hoặc dự báo xu thế diễn biến môi trường và biến đổi khí hậu trong tương lai ở địa phương; Bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường rừng; Quản lý môi trường lưu vực sông; Các cơ sở hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường phải được xây dựng như thế nào cho đảm bảo và ra các kế hoạch nhằm tổ chức thực hiện quy hoạch.

Đối với hoạt động quản lý thu gom và xử lý rác thải; quy hoạch các bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh được thực hiện thường xuyên tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Hoạt động quản lý thu gom và xử lý rác thải tại các địa bàn khu dân cư là hoạt động rất khó thực hiện trong tiêu chí bảo vệ môi trường. Bởi, đó là chỉ tiêu gắn liền với sự tham gia của chính quyền, các hội viên của các tổ chức đoàn thể và người dân trên địa bàn huyện. Các tổ chức đoàn thể đã thể hiện vai trò của mình thông qua hoạt động cùng người dân thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh môi trường và quản lý rác thải tại khu dân cư. Với mục đích hạn chế, không để những bãi rác mọc lên ở nhiều nơi tại khu vực các xã thì việc cùng người dân tham gia phân loại rác; tập kết rác thải để chôn lấp tại các bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh… để người dân bỏ rác đúng nơi quy định và xử lý, phân loại rác thải đúng là việc làm thường xuyên các tổ chức đoàn thể trên địa bàn tỉnh Savanakhet trong thời gian qua.

3.1.4. Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc tham gia huy động nguồn lực cho các hoạt động cải thiện môi trường của tỉnh Savannakhet

Để hoạt động bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao thì nguồn lực cho các hoạt động cải thiện môi trường là rất quan trọng. Theo đó, việc tham gia huy động nguồn lực cho các hoạt động cải thiện môi trường và đầu tư cho bảo vệ tài nguyên và môi trường, quản lý chất thải và khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường trên địa bàn tỉnh bao gồm những hoạt động đầu tư liên quan tới việc sử dụng hợp lý, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và những hoạt động phòng ngừa, giảm thiểu, loại bỏ những tác động tiêu cực do các hoạt động kinh tế xã hội của con người gây ra đối với môi trường.

Nguồn lực cho hoạt động cải thiện môi trường hiện nay bao gồm các nguồn lực về con người, các hoạt động chi đầu tư và chi thường xuyên nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trong việc phòng ngừa, khắc phục sự cố về tài nguyên và môi trường, đồng thời để duy trì và phát triển sự nghiệp bảo vệ tài nguyên và môi trường. Nguồn vốn chi cho lĩnh vực tài nguyên và môi trường bao gồm: ngân sách nhà nước đầu tư trong lĩnh vực môi trường, nguồn vốn sự nghiệp môi trường…

Cơ sở hạ tầng là một trong những nhân tố góp phần làm thay đổi diện mạo kinh tế tại các địa phương, thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống tinh thần của người dân, đó là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Khi kinh tế của từng hộ gia đình có nhiều thay đổi theo hướng tích cực hay chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở địa phương tuyên truyền về nội dung, mục đích lâu dài của hoạt động bảo vệ môi trường thì người dân sẽ nhận thức được vai trò của hoạt động này, từ đó họ sẽ đóng góp bằng tiền mặt theo ngày công lao động hoặc theo số lượng nhân khẩu của gia đình để thực hiện những hoạt động xây dựng công trình chung của địa phương.

Thông qua việc tuyên truyền các hoạt động bảo vệ môi trường cho các hội viên của các tổ chức đoàn thể thì người dân còn đóng góp ngày công lao động và các vật liệu tại chỗ cho việc san nền hay giải phóng mặt bằng trong xây dựng, tu sửa các công trình tại khu dân cư mà mình sinh sống. Những công việc này trước đây chỉ có các nhà thầu xây dựng đảm nhiệm nhưng hiện nay các công trình này nhờ có sự huy động của các hội viên của các tổ chức đoàn thể mà đã có sự chung tay, góp sức của người dân thông qua việc đóng góp ngày công lao động, đồng thời họ cũng là những giám sát viên của các công trình bảo vệ môi trường tại địa phương. Hoạt động đóng góp ngày công lao động cho các hoạt động xây dựng công trình của người dân tại các xã trên địa bàn tỉnh đã góp phần làm giảm sự đóng góp về mặt tài chính do chính người dân tham gia. Qua đó còn giúp cho người dân giải quyết được việc làm ngay tại địa phương mình và tăng nguồn thu nhập cho gia đình. Bên cạnh đó, nhằm tăng trách nhiệm của người dân trong từng công việc bảo vệ môi trường thì tổ trưởng các tổ chức đoàn thể sẽ xác nhận cho người dân tham gia bảo vệ môi trường về những công việc mà họ tham gia, để từ đó sẽ giảm việc đóng góp về tài chính cho người dân trong hoạt động bảo vệ môi trường.

Do các công việc liên quan đến hoạt động cải thiện môi trường hầu như không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao nên người dân và các hội viên của các tổ chức đoàn thể đã tham gia rất nhiệt tình. Thông qua các phong trào như: “Ngày hội vệ sinh môi trường” hay vận chuyển vật liệu xây dựng, đào đắp các hệ thống cống

tham gia đóng góp công lao động vào các công trình. Sự tham gia huy động các nguồn lực cho hoạt động cải thiện môi trường của các tổ chức đoàn thể là sức mạnh, góp phần hoàn thành các hoạt động mà địa phương đã thực hiện nhằm bảo vệ môi trường. Đây cũng chính là nền tảng của sự thành công trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

3.1.5. Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc tham gia giám sát, đánh giá việc thực hiện bảo vệ môi trường của tỉnh Savannakhet

Cùng với công tác tổ chức tuyên truyền, phổ biến các kiến thức liên quan đến việc bảo vệ môi trường cho người dân về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường thì việc các hội viên cũng như người dân tham gia giám sát và đánh giá quá trình thực hiện bảo vệ môi trường là rất cần thiết, bởi đó là hoạt động góp phần nâng cao chất lượng công trình cũng như phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.

Tùy vào chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế tại địa bàn các huyện mà ban quản lý môi trường ở các huyện cũng như các hội viên của các tổ chức đoàn thể tham gia khác nhau. Các cá nhân, tổ chức thực hiện việc giám sát, đánh giá việc thực hiện bảo vệ môi trường là những người đại diện cho chính quyền địa phương, đại diện cho các tổ chức đoàn thể và nhân dân sống trên địa bàn thực hiện các công tác này. Sau khi thành lập, Ban quản lý tại các xã, các huyện sẽ triển khai thực hiện nội dung xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp và phân công từng nhiệm vụ cụ thể đối với từng thành viên, từng ban ngành đoàn thể để đánh giá, giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường tại tỉnh Savannakhet. Thông qua các hoạt động giám sát các nội dung cụ thể trong việc thực hiện bảo vệ môi trường còn giúp cho các hội viên, đoàn viên phát huy được tính tự chủ cũng như trách nhiệm của mình trong mọi hoạt động xây dựng bảo vệ môi trường tại cơ sở nhằm phục vụ cho hoạt động bảo vệ môi trường tại tỉnh, đảm bảo sự dân chủ, công khai và minh bạch trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc tham gia giám sát, đánh giá việc thực hiện bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh còn được thể hiện thông qua các công trình được xây dựng để bảo vệ môi trường tại địa phương đều được giao cho các tổ

chức đoàn thể tại các xã quản lý và sử dụng một cách chặt chẽ. Những công trình hạ tầng phục vụ cho các lợi ích chung của địa phương như: hệ thống kênh mương, điểm tập kết rác thải… đều do các tổ chức đoàn thể quản lý, vận hành và bảo trì. Hàng tháng, chính quyền địa phương đã kết hợp với các tổ chức đoàn thể lập kế hoạch bảo dưỡng các công trình bảo vệ môi trường do địa phương quản lý, huy động công sức đóng góp của các tổ chức đoàn thể và các tầng lớp nhân dân địa phương cũng như các nguồn lực khác vào thực hiện các công việc bảo vệ môi trường. Qua đó, các tổ chức đoàn thể có thể tự đánh giá được việc thực hiện bảo vệ môi trường để có thể phát huy được những ưu điểm, đồng thời có thể khắc phục những hạn chế của hoạt động bảo vệ môi trường để hoạt động này có thể đạt hiệu quả cao hơn trong thực tế.

Bên cạnh đó, những công trình phục vụ lợi ích của hộ gia đình và nhóm cộng đồng như: hệ thống cây xanh tại các nơi công cộng, các lò đốt rác thải công cộng… do các thôn và nhóm cộng đồng được hưởng lợi trực tiếp từ việc quản lý, vận hành và tự huy động vốn bảo trì với sự kiểm tra, giám sát của các tổ chức đoàn thể. Bên cạnh đó còn có sự kết hợp giữa chính quyền địa phương với Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành lập mô hình “Đoạn đường thanh niên tự quản”, và “Đoạn đường Hội phụ nữ tự quản”. Theo số liệu của tác giả đã tiến hành điều tra (50 người, 01người/phiếu) thì tỷ lệ người dân và các hội viên thể hiện ý kiến của mình về vai trò của các tổ chức đoàn thể đối với công tác bảo vệ môi trường được thể hiện trong Bảng 3.1 dưới đây.

Bảng 3.1: Ý kiến của người dân và các hội viên về vai trò của các tổ chức đoàn thể đối với công tác bảo vệ môi trường tại tỉnh Savannakhet

Vai trò của các tổ chức đoàn thể Số người trả lời Tỷ lệ (%) Rất quan trọng 32 64% Quan trọng 12 24% Không quan trọng 6 12%

Như vậy, qua bảng tổng hợp ý kiến của người dân và các hội viên về vai trò của các tổ chức đoàn thể đối với công tác bảo vệ môi trường chúng ta có thể thấy: đa số ý kiến cho rằng các tổ chức đoàn thể có vai trò rất quan trọng đối với công tác bảo vệ môi trường (chiếm 64%). Tuy nhiên, vẫn còn một số ý kiến cho rằng các tổ chức đoàn thể có vai trò không quan trọng đối với công tác bảo vệ môi trường (chiếm 12%). Đây là thách thức rất lớn đối với các tổ chức đoàn thể khi thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại tỉnh trong thời gian tới.

3.2. Đánh giá thực trạng tham gia của các tổ chức đoàn thể trong công tác bảo vệ môi trường của tỉnh Savannakhet, nước CHDCND Lào hiện nay

3.2.1. Thực trạng tham gia của các tổ chức đoàn thể trong hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ môi trường

Điểm mạnh:

- Cùng với các tổ chức chính trị - xã hội thì các tổ chức đoàn thể hiện nay tại tỉnh Savannakhet có vai trò trực tiếp tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường tại tỉnh. Theo đó, các tổ chức đoàn thể đã đóng vai trò quan trọng trong việc truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường. Trong công tác, phương hướng hoạt động hàng năm của các tổ chức đoàn thể luôn lồng ghép các nội dung về bảo vệ môi trường.

- Các nhiệm vụ bảo vệ môi trường cũng luôn được phối hợp, lồng ghép trong các cuộc vận động của tổ chức đoàn thể nhằm góp phần gắn công tác bảo vệ môi trường với phát triển bền vững, qua đó đã nhân rộng các mô hình điển hình về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao chất lượng cảnh quan môi trường và đã tuyên truyền cho người dân có ý thức, kiến thức về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Các tổ chức đoàn thể luôn thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ môi trường. Cụ thể như:

Đối với Mặt trận Lào xây dựng đất nước: Mặt trận luôn lồng ghép nhiệm vụ

bảo vệ môi trường với các phong trào, cuộc vận động, nhất là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Ngoài ra, Mặt trận Lào xây dựng đất nước còn động viên, khuyến khích các tầng lớp nhân dân ở trong và ngoài

nước tham gia đầu tư, kinh doanh, dịch vụ về bảo vệ môi trường đi đôi với việc phát huy các nguồn lực tại chỗ của cộng đồng cùng Nhà nước xây dựng hạ tầng cơ sở về vệ sinh môi trường; cải thiện, nâng cao chất lượng phúc lợi, dịch vụ về thu gom, xử lý, chế biến rác thải; cung cấp nước sạch; giữ gìn, tôn tạo cảnh quan môi trường khu dân cư…

Hình 3.1: Mô hình chế biến cao su tại Thành phố Kaisone, tỉnh Savannakhet

Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Savannakhet

Qua 2 năm (2017 - 2018), Cuộc vận động đã được triển khai dưới nhiều hình thức, như tuyên truyền qua tờ bướm, băng rôn, cờ phướn, áp phích cổ động… tại một số phường, xã điểm. Bên cạnh đó Cuộc vận động cũng đã phối hợp với các huyện tổ chức 904 đợt tuyên truyền về giữ gìn bảo vệ môi trường ở khu dân cư, không vứt rác bừa bãi ra đường phố, kênh mương, cống rãnh. Duy trì việc quét rác thường xuyên trước cửa nhà, tăng cường mảng xanh tại nhà nhưng không được lấn chiếm hẻm để trồng cây cản trở việc đi lại trong khu phố. Vận động các Tổ rác dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá vai trò và sự tham gia của các tổ chức đoàn thể trong công tác bảo vệ môi trường của tỉnh savannakhet​ (Trang 27 - 79)