- Để đạt được hiệu quả như mong muốn, ngoài yêu cầu chung là giáo viên phải có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vững vàng còn đòi hỏi mỗi giáo viên phải có lòng say mê nhiệt tình, tâm huyết với nghề, dành thời gian đầu tư cao cho công tác soạn giảng như: nghiên cứu chương trình, kiến thức nâng cao mở rộng, chọn lọc hệ thống những bài tập phù hợp, rút ra phương pháp giải cho mỗi dạng bài tập cụ thể …. để giúp cho học sinh có cái nhìn tổng quan bao quát toàn diện và định hướng giải đúng đắn cho những bài tập cụ thể, phát huy được tích tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh .
- Bộ phận chuyên môn thường xuyên mở các chuyên đề để chúng tôi trao đổi học hỏi kinh nghiệm
- Những nơi có điều kiện nên tổ chức những buổi học tăng thêm, phụ đạo, bồi dưỡng tại trường nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Con đường dẫn đến thành công trong việc giảng dạy tạo cho học sinh hứng thú học tập và học tập tiến bộ môn Hóa học không phải là con đường bằng phẳng nhưng tôi tin các bạn sẽ tìm cho mình một con đường với những giải pháp hay nhất để vượt qua tất cả và hoàn thành nhiệm vụ quan trọng, nặng nề mà xã hội giao cho. Đó là “Sự nghiệp trồng người”.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tích lũy được trong quá trình dạy học, xin trao đổi cùng với quý thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp, hi vọng có được sự ủng hộ và góp ý chân thành của quý thầy cô giáo và các bạn. Trong phạm vi bài viết nhỏ này chắc rằng còn nhiều thiếu sót, mong lãnh đạo trường, quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp nghiên cứu, chỉnh lý, bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn và ứng dụng vào quá trình dạy học nhằm nâng chất lượng giáo dục.
Phù Mỹ, ngày 30 tháng 03 năm 2012
Người viết
NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên thuộc môn Hóa học lớp 8 và lớp 9 2. Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp.
3. Hướng dẫn giải nhanh bài tập hóa học. (Cao Cự Giác) 4. Tạp chí Hóa học và ứng dụng.
5. Tích lũy chuyên môn của cá nhân trong quá trình giảng dạy
MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU ……… 1
I. Đặt vấn đề ……… 1
1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết. … 1 2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới. ……… 5
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: ………. 5
II. Phương pháp tiến hành ………... 5
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp của đề tài. ……….. 5
2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp. ………. 6
B. NỘI DUNG………. 8
I. Mục tiêu ……… 8
II. Mô tả giải pháp của đề tài ……….. 8
1. Thuyết minh tính mới ……….. 8
2. Khả năng áp dụng ……… 23
- Thời gian áp dụng hoặc thử nghiệm có hiệu quả ………... 23
- Có khả năng thay thế giải pháp hiện có……….. 23
- Khả năng áp dụng ở đơn vị hoặc trong ngành. ……….. 24
3. Lợi ích kinh tế- xã hội ……….. 24
C. KẾT LUẬN……… 26
- Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp………... 26
- Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp…….. 27
- Đề xuất, kiến nghị………... 27
NHẬN XÉT... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO... 30
MỤC LỤC... 31