3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Kết quả điều tra,đánh giá sơ lược về thực trạng môi trường huyện Văn
Văn Chấn
3.1.1.Vị trí địa lý của địa bàn nghiên cứu
Văn Chấn là huyện miền núi nằm ở phía tây của tỉnh Yên Bái có vị trí địa lý từ 21020' - 21045' vĩ độ bắc, 104020' - 104023' độ kinh đông, tiếp giáp với các địa phương: Phía Đông giáp huyện Văn Yên và Trấn Yên; Phía Tây giáp huyện Trạm Tấu; Phía Nam giáp tỉnh Sơn La và tỉnh Phú Thọ; Phía Bắc giáp huyện Mù Cang Chải.
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 120.737,2 ha chiếm 17,54% diện tích toàn Tỉnh và là huyện có diện tích lớn thứ 2 trong tỉnh. Huyện Văn Chấn có 31 đơn vị hành chính (3 thị trấn và 28 xã); trong đó có 17 xã đặc biệt khó khăn và 10 xã vùng II thuộc diện đặc biệt khó khăn với tổng số 49 thôn bản. Địa dư của huyện kéo dài trên 100 km, do địa hình phân cắt rõ ràng nên cũng tạo thành nhiều tiểu vùng khác nhau.
+ Vùng ngoài: Là vùng chủ yếu phát triển cây chè, cây ăn quả.
+ Vùng trong: Đây là vùng tương đối bằng phẳng, có cánh đồng Mường Lò rộng lớn trên 2.400 ha, vùng thâm canh lúa nước là chủ yếu .
+ Vùng cao: Chủ yếu là kinh tế nương rẫy, bảo vệ phát triển rừng và
chăn nuôi đại gia súc.
Huyện lỵ cách thành phố Yên Bái trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh 72 Km, cách thị xã Nghĩa Lộ 10 Km, cách Thủ đô Hà Nội hơn 200 Km, có đường Quốc lộ 32, 37 chạy dọc theo chiều dài của huyện, có các tuyến đường thông thương với các huyện trong tỉnh là Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Trấn Yên và các tỉnh bạn như Sơn La, Phú Thọ, Lai Châu. Trong tương lai gần, các tuyến đường nối huyện Văn Chấn – Văn Yên như tuyến Gia Hội - Đông An, Quốc lộ 32 - An Lương - Mỏ Vàng, Sùng Đô - Phong Dụ, tạo cho Văn Chấn có một hệ thống đường bộ thuận tiện giao lưu với các huyện bạn
trong tỉnh và các tỉnh bạn. Bên cạnh những thế mạnh trong phát triển kinh tế, Văn Chấn còn có vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực phòng thủ và hệ
thống quốc phòng của tỉnh, của khu vực Tây Bắc.