Ở châu Âu, hình thành cùng và phát triển song song với triết học Mác - Lênin là những khuynh hướng và trào lưu triết học khác. Trong thực tiễn giảng dạy và nghiên cứu triết học, những khuynh hướng và trào lưu này được gọi bằng nhiều tên khác nhau như “Triết học phương Tây hiện đại”, “Triết học phương Tây đương đại”, “Triết học tư sản hiện đại”, “Triết học phương Tây phi mac - xit”…
Chủ nghĩa thực chứng (Positivism) là khuynh hướng triết học xuất hiện trong những năm 20 – 40 thế kỷ XIX, lúc đầu ở Pháp và sau đó là các nước châu Âu
35
khác. Chủ nghĩa thực chứng tuyên bố rằng chỉ có các khoa học cụ thể mới đem lại các tri thức tích cực (positive), còn triết học thì không. Các vấn đề của triết học là không thể giải quyết được, các khái niệm triết học là không có ý nghĩa khoa học.
Người sáng lập ra chủ nghĩa thực chứng là August Comte (1798 -1857). Ông cho rằng vấn đề cơ bản của triết học (vấn đề mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại) là vấn đề không thể giải quyết được, không có gì có thể chứng thực cho cả chủ nghĩa
duy vật lẫn chủ nghĩa duy tâm. Triết học không nên tìm cách giải quyết những vấn
đề trừu tương như vậy. Nhiệm vụ của triết học là sắp xếp và hệ thống hóa các dữ
liệu khoa học.
Trong những năm 20 của thế kỷ XX, chủ nghĩa thực chứng bất đầu được chú ý nhiều hơn và phát triển thành chủ nghĩa thực chứng mới (Neopositivism) bắt đầu từ “ nhóm Viên”, - một số các nhà triết học thuộc Bộ môn triết học, Đại học Viên
nước Áo. Sau đó nó được phổ biến rộng rãi trong các nước nói tiếng Anh. Dưới cái tên chung này quy tụ nhiều học thuyết triết học khác nhau, như chủ nghĩa thực chứng logic, chủ nghĩa kinh nghiệm logic, chủ nghĩa nguyên tử logic, triết học phân tích ngôn ngữ, chủ nghĩa duy lý phê phán, … Chủ nghĩa thực chứng mới tuyên bố rằng nhiệm vụ của triết học là phân tích logic ngôn ngữ khoa học. Việc phân tích ấy, một mặt là để khắc phục “siêu hình học”, mặt khác là để làm rõ kết cấu logic của các tri thức khoa học. Các nhà thực chứng xây dựng hai nguyên tắc
cơ bản để phân tích logic ngôn ngữ khoa học. Thứ nhất là nguyên tắc kiểm chứng (verification) do Schlick (1882 -1936) và Popper (1902 - 1994) đưa ra: mọi phán
đoán đều phải được đối chiếu với kinh nghiệm cảm tính trực tiếp, tức là các sự
kiện(fact) mà ta có thể chỉ ra được; phán đoán được coi là đúng, nếu có các sự
kiện khẳng định nó; phán đoán bị coi là sai, nếu có các sự kiện bác bỏ nó; phán
36
hơn thì đó không phải là phán đoán và phải bị loại ra khỏi khoa học. Thứ hai là nguyên tắc quy ước (conventionalism) do Carnap (1891-1970) đưa ra. Theo
nguyên tắc này, thì những tiên đề hay nói chung là điểm xuất phát của bất cứ một hệ thống khoa học nào, cũng đều có thể được chấp nhận và chỉ mang tính quy
ước. Yêu cầu duy nhất của một hệ thống khoa học là nó không được mâu thuẫn về
mặt logic.
Chủ nghĩa thực dụng (pragmatism) phổ biến ở Mỹ với các đại diện chính là
William James (1842 -1910) và John Dewey (1859 -1952). Theo chủ nghĩa thực dụng thì thế giới kinh nghiệm mà trong đó chúng ta sống luôn thay đổi, chứa đầy các tình hướng bất ngờ, tạo nên những nguy cơ thực sự, không lường trước được.
Điều này đòi hỏi chúng ta trong thực tế phải nhanh chóng đưa ra các quyết định.
Để hành động không mắc phải sai lầm, cần phải có một công cụ hiệu quả. Đó là lý trí. Theo Dewey, chức năng chủ yếu của lý trí không phải phản ánh thế giới khách quan, mà là tìm ra cách thức đối xử có hiệu quả nhất đối với nó. Vấn đề quan trọng nhất đối với con người là làm sao thu xếp được một cách tốt nhất trong thế
giới kinh nghiệm mà nó đang sống. Chủ nghĩa thực dụng sẽ giúp con người làm
được điều đó. Thế giới kinh nghiệm của chúng ta là thế giới của các giá trị hay lợi ích, nghĩa là của tất cả những gì mà chúng ta cố đạt tới, quý trọng và mong muốn giữ dìn. Nhận thức là một loạt hành động hay công việc hướng tới các lợi ích. Chân lý và giá trịlà đồng nhất; cái gì có lợi, cái đó đúng.
Chủ nghĩa phi duy lý (Irrationalism) là khuynh hướng triết học hình thành từ
nửa sau thế kỷ XIX, tồn tại trong thế kỷ XX và cho đến này nay. Khái niệm cơ
bản của chủ nghĩa phi duy lý là khái niệm “hiện thực phi lý”. Đó là một hiện thực hỗn loạn (chaos), không có trật tự, một chuỗi của những biến đổi lộn xộn không theo quy luật, hoàn toàn ngẫu nhiên và phụ thuộc vào ý chí mù quáng. Hiện thực
37
phi lý ấy là không thể nhận thức được bằng lý trí, tức là không thể nhận thức khoa học. Nhận thức là phi logic, chủ yếu bằng cảm nhận thần bí. Các hình thức của chủ nghĩa phi duy lý tương đối đa dạng. Đó là chủ nghĩa nhân vị (Personalism), chủ nghĩa duy linh (Spiritualism), chủ nghĩa Phờ - rớt (Freudism) và nhất là chủ nghĩa hiện sinh (Existentialism)
Người được coi ông tổ của chủ nghĩa hiện sinh là Soren Aabye Kierkegaard
(1813 - 1855 ). Chính Kierkegaard là người đầu tiên dùng thuật ngữ “tư duy hiện
sinh” để đối lập với tư duy logic. Tư duy logic hay tư duy duy lý là tư duy khách
quan, tách khỏi người đang tư duy, ở bên ngoài, trừu tượng, độc lập với existentia của nó. Tư duy hiện sinh là tư duy chủ quan, gắn chặt với đời sống tinh thần bên trong, với những trải nghiệm thầm kín riêng tư của mỗi cá nhân. Chỉ có tư duy
hiện sinh mới cụ thể, có ý nghĩa thực sự con người. Con người quan tâm trước hết đến tư duy chủ quan của mình, sống trong tư duy ấy. Vì vậy mà con người không thể nào đối xử với hiện thực như một cái gì đó hoàn toàn khách quan,
không mảy may có liên quan gì đến tồn tại của mình. Kierkegaard cũng lưu ý đến tình trạng không cố định của đời sống con người, tính hữu hạn và cái chết không tránh khỏi của nó, được ông mô tả trong các khái niệm “sợ hãi”, “thất vọng”. Cuộc đời con người thật phức tạp và đầy rủi ro, nguy hiểm khiến những nỗ lực của lý trí để hiểu nó là không thể. Tồn tại con người cao hơn lý trí của nó. Đến
lượt mình, sự bất lực của lý trí đưa con người đến với niềm tin. Con người chỉ có thể tìm ý nghĩa cuộc đời mình trong niềm tin. Niềm tin cao nhất là niềm tin tôn
giáo (đức tin).
Các đại biểu lớn của chủ nghĩa hiện sinh là Heidegger (1889 - 1976) và
Jasper (1883 - 1969 ) ở Đức, Marcel (1889 -1973), Sartre (1905 - 1980 ) và
38
không phải là nghiên cứu các vấn đề khoa học, mà là các vấn đề tồn tại người. Tồn tại người không phải khi nào cũng đích thực. Các nhà triết học hiện sinh dùng các khái niệm “tồn tại” và “hiện sinh” để mô tả hai trạng thái tồn tại người.
“Tồn tại” là trạng thái sống của những người sống như những người khác: làm việc, nghỉ ngơi, xây dựng gia đình, ăn mặc, nói năng…, cố gắng để có tất cả
những cái mà người khác có. Đó là con người của đám đông, mà đặc điểm nổi bật là a dua và hời hợt trong suy nghĩ, tin và vào những điều giống nhau, hành
động theo phong trào. “Tồn tại” là hình thức tha hóa, trong đó con người đánh
mất bản sắc, sựđộc đáo, “cái tôi”, nhân cách của mình.
“Hiện sinh” (“Existentia”) là cuộc sống của những người vượt qua trạng thái tồn tại để “trở thành chính mình”. Hiện sinh là độc đáo, không lặp lại, là “tồn tại
riêng” của mỗi người. Chỉ có hiện sinh mới là tồn tại đích thực. Để đạt được
trạng thái hiện sinh hay “tồn tại đích thực” không hề dễ. Khi con người làm việc,
nghỉ ngơi, học tập hay vui mừng về chuyện này chuyện khác…, thì anh ta không phải là chính mình. Chỉ khi con người trải nghiệm các cảm xúc thầm kín, bên trong, ở trong các “tình huống giới hạn” (như rủi ro, mắc lỗi, tranh đấu và đặc
biệt đối mặt với cái chết), thì nó mới còn lại với chính mình, đạt tới trạng thái
“hiện sinh”.
Vấn đề về tự do cũng chiếm vị trí lớn trong chủ nghĩa hiện sinh. Trong suốt
lịch sử, các nhà triết học đẫ cố gắng tìm hiểu bản tính của con người là gì. Theo các nhà hiện sinh thì con người sinh ra không phải với một bản chất có sẵn (bản
tính). Con người phải tự tạo nên bản thân mình. Con người như thế nào là do nó tự do lựa chọn. Số phận con người thật là lùng, nhuốm màu bi đát, chẳng khác nào “đứa trẻ bị bỏ chợ”: nó không quyết định việc mình sinh ra, nhưng phải tự do
39
Một khuynh hướng có ảnh hưởng của triết học phương Tây ngày nay là Chủ
nghĩa Thomas mới (Neothomism) được phổ biến trong các nước theo Thiên chúa giáo (Catholicism). Cái tên Thomas trong cụm từ này nói lên rằng những tư tưởng của triết học kinh viện châu Âu thời Trung cổ, nhất là tư tưởng của
Thomas d’ Aquin đặt niềm tin cao hơn lý trí, lại được phục hồi. Các đại biểu của
chủ nghĩa Thomas mới quay lại ca ngợi thần học và trật tự xã hội Trung cổ, coi thời Trung cổ là một thời kỳ hoàng kim, một trạng thái mà con người được che
chở bởi tình yêu và sự sáng suốt của Chúa Trời, có niềm tin và không thắc mắc.
Chủ nghĩa Thomas mới muốn kết hợp niềm tin và lý trí, tôn giáo và khoa học
trong một hệ thống hài hòa. Theo chủ nghĩa Thomas mới, thế giới bị chi phối bởi
các lực lượng siêu nhiên mà chỉ có tôn giáo mới đạt đến được. Khoa học chỉ nhận
thức được các lực lượng tự nhiên. Khoa học chỉ mang đến các tri thức thấp. Khoa học phải phục tùng tôn giáo.
Trong thời đại của chúng ta, nhân loại đang phải đối mặt với những vấn đề
hoàn toàn mới. Nghiêm trọng nhất là vấn đề môi trường. Một khuynh hướng mới
của triết học bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XX là triết học sinh thái (ecophilosophy). Nhiều nhà triết học sinh thái phương Tây cảnh báo rằng toàn bộ nền văn minh phương Tây đã đi trên con đường sai lạc và đang lao nhanh về phía một cuộc đụng đầu với những giới hạn mà hành tinh xanh của chúng ta có thể chịu đựng được: ô nhiễm và tàn phá môi trường. Triết học sinh thái cho rằng nhiệm vụ quan
trọng, cấp bách nhất của nhân loại ngày nay là cứu thế giới khỏi thảm họa sinh
thái. Thời mình, Marx cho rằng, các nhà triết học trước đây chỉ giải thích thế giới,
nhưng vấn đề là cải tạo thế giới. Ngày nay các nhà triết học sinh thái cho rằng
vấn đề không phải là cải tạo thế giới, mà là phải bảo vệ thế giới. *****
40
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Краткий очерк истории философии. Издательство “Мысль”. Москва,
1981.
2. Jostein Gaarder.Thế giới của Sophies. Nxb Tri thức, 2006.
3. Oxford Advanced Learner’s Dictionary 1992. Bản dịch của Viện ngôn ngữ
học. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1993.
4. Nguyễn hữu Vui (Chủ biên). Lịch sử triết học. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội - 2002