KIẾN THỨC,THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH CỦA NGƢỜI DÂN VỀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sử dụng và bảo quản thuốc bảo vệ thực vật tại xã kế an , huyện kế sách , tỉnh sóc trăng năm 2008 (Trang 43 - 47)

Chƣơng 4 BÀN LUẬN

4.2. KIẾN THỨC,THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH CỦA NGƢỜI DÂN VỀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Theo số liệu thu thập tại Bệnh Viện đa khoa huyện Kế Sách và Trạm Y tế xã Kế An về tất cả các trƣờng hợp ngộ độc thuốc BVTV năm 2008 có tất cả là 14 trƣờng hợp, trong đó có 09 nam chiếm 64,2% và 05 nữ chiếm 35,8%. So với số liệu điều tra các trƣờng hợp ngộ độc của 16 xã thuộc 08 tỉnh do Cục Y tế dự phòng điều tra thì tỉ lệ ngộ độc của nam là 81,44%, của nữ là 18,56%. Nhƣ vậy kết quả điều tra ở xã Kế An thấp hơn so với kết quả điều tra của Cục Y tế dự phòng . Điều này chúng ta cũng hiểu là nam là ngƣời trực tiếp pha ,trộn và phun thuốc vì vậy tỷ lệ nhiễm độc cũng cao hơn .

4.1.8. Nguyên nhân ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật

Kết quả điều tra tại bảng 3.16 cho thấy nguyên nhân ngộ độc của 14 trƣờng hợp do:

- Tự tử: 35,8%

- Do pha trộn , Phun thuốc : 64,2%

Theo số liệu báo cáo của Sở Y Tế tỉnh Sóc Trăng năm 2008 có 832 trƣờng hợp ngộ độc, trong đó có 84,1% có nguyên nhân là tự tử, 15,9% do lao động.

Qua các số liệu trên cho thấy số liệu điều tra về nguyên nhân ngộ độc tại xã Kế An thì nguyên nhân tự tử thấp hơn và do phun thuốc (lao động) là cao hơn [26].

4.2. KIẾN THỨC,THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH CỦA NGƢỜI DÂN VỀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

4.2.1. Kiến thức

100% các hộ dân cho là có độc . Kết quả điều tra các hộ dân ở xã Vạn Phú huyện Vạn Ninh cho thuốc BVTV là độc hại 96,9% [9], kết quả điều tra của Cục Y tế dự phòng ở 16 xã của 8 tỉnh năm 2001 cho thấy thuốc BVTV là độc hại 95,92%, không độc hại là 3,23% [8],các tỉ lệ này đều phù hợp với kết quả điều tra của xã kế an .

Hiểu biết của ngƣời dân về ảnh hƣởng của thuốc BVTV ảnh hƣởng đối với sức khỏe cộng đồng cho thấy có 50,5% cho rằng nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi; 31.3% suy giảm sức khỏe; 18,2% nguy hiểm đến tính mạng. Số liệu này cũng phù hợp với điều tra của Cầm Bá Thắng (2006) nhức đầu chóng mặt là 47,4%, suy giảm sức khỏe là 36,1%, nguy hiểm tính mạng là 8,3%[28] .

Về hiểu biết của ngƣời dân tác động của thuốc BVTV đến môi trƣờng, qua điều tra có 82,1% cho rằng thuốc BVTV ảnh hƣởng đến môi trƣờng chung, 17,1% môi trƣờng nƣớc, 0,5% môi trƣờng không khí , điều này cũng tƣơng đối phù hợp với kết quả điếu tra của Đồng Văn Chƣơng (2006) có 74,8% ảnh hƣởng đến môi trƣờng chung , 12,6% ảnh hƣởng đến môi trƣờng nƣớc[9].

Qua thống kê số liệu tại 386 hộ ở xã Kế An ta thấy có 89,6% số ngƣời biết chƣơng trình IPM, nhƣng số ngƣời áp dụng chƣơng trình IPM vào sản xuất nông nghiệp 14,5%, đây là một tỉ lệ cao hơn so với kết quả điều tra tại xã Ka Đô huyện Đơn Dƣơng vào tháng 8/2004[27] . Số ngƣời biết IPM là 72,7% nhƣng áp dụng 24,3% cao hơn so với kết quả điều tra của xã Kế An . Sở dĩ có sự khác biệt nhƣ trên có thể ngƣời nông dân chƣa an tâm về hiệu quả của chƣơng trình IPM sử dụng cho cây trồng

4.2.2. Thực hành

Về diện tích canh tác của các hộ điều tra tại xã Kế An phần lớn là > 3.000 m2 chiếm 88,3%, 1.000 – 3.000 là 8,3% còn lại là không đáng kể. Trên diện tích canh tác các hộ đã sử dụng thuốc BVTV nhiều nhất là 4 – 6 lần (89,6%), 1 – 3

lần 5,4%, còn lại 7 – > 10 là 2.8%. Điều này có khác với kết quả điều tra 230 hộ nông dân ở xã Vạn Phú huyện Vạn Ninh năm 2006 số lần phun thuốc BVTV 4 - 6 lần, một vụ chiếm 62,6% [9].

Qua bảng 3.23 kết quả cho thấy thời điểm ngƣng phun thuốc trƣớc khi thu hoạch lớn hơn 15 ngày, chiếm tỷ lệ 87,3%, còn lại thu hoạch sau khi phun 1-15 ngày là 12,7%. Kết quả điều tra của 16 xã tại 8 tỉnh của cục Y tế dự phòng năm 2001 80% số ngƣời đƣợc hỏi khẳng định sản phẩm rau quả của họ đem bán trên thị trƣờng đƣợc thu hoạch với thời gian cách ly phổ biến là 3 ngày [34]. Tỷ lệ này khác biệt rất nhiều so với kết quả điều tra 386 hộ tại xã Kế An . Điều này cho thấy mức độ an toàn về thực phẩm tƣơng đối cao, đây có thể là nguyên nhân giải thích vì sao trong các trƣờng hợp ngộ độc thuốc ở xã Kế An trong năm 2008 không có trƣờng hợp nào ngộ độc do nguyên nhân là thực phẩm nông sản.

Qua điều tra các hộ về hƣớng dẫn sử dụng thuốc BVTV cho thấy phần lớn đƣợc hƣớng dẫn qua ngƣời bán thuốc 64,2% hội khuyến nông 21,0% và Chi cục BVTV 11,1%. Tỷ lệ này tƣơng đối phù hợp với điều tra tại xã Vạn Phú huyện Vạn Ninh của Đồng Văn Chƣơng (2006) có 39,1% đƣợc hƣớng dẫn từ ngƣời bán thuốc, 27,8% từ hội khuyến nông , 24,4% từ chi cục BVTV. Tuy nhiên tỉ lệ ngƣời đƣợc hƣớng dẫn qua ngƣời bán thuốc có khác nhau là 64,2% so với 39,1% [9]. đây có thể do ngƣời nông dân nghĩ rằng ngƣời bán thuốc phải đƣợc tập huấn thƣờng xuyên về chuyên môn và hiểu cách sử dụng thuốc BVTV

4.2.3. Thái độ

Trong 386 hộ đƣợc điều tra tại xã Kế An thì tỉ lệ ngƣời dân biết thực hành một số biện pháp khi bị nhiễm độc thuốc BVTV là rất lớn 99,2%. Kết quả này là khá cao so với điều tra ở xã ĐaKô và tháng 8/2004: 86,8% và điều tra của Cục Y tế dự phòng năm 2001 là 52,6% .Điều này có thể là do công tác thông tin , tuyên truyền từ ngƣời bán thuốc , cán bộ khuyến nông , cục bảo vệ thực vật qua các

các lần hội thảo .

Trong 386 hộ đƣợc điều tra tại xã Kế An thì cách xử trí khi bị ngộ độc thuốc BVTV là 84,5% đến cơ sở y tế , 10,6% uống nƣớc tranh đƣờng , 3,6% là tắm rửa sạch sẽ . Kết quả này có khác biệc với kết quả điều tra các hộ dân ở xã Xuân Cao huyện Thƣờng Xuân của Cầm Bá Thắng (2006) là đến cơ sở y tế 14,8%, uống nƣớc tranh đƣờng là 31,7%, tắm rửa sạch sẽ là 44,4% [27].

Qua kết quả trên cho ta thấy đa số các hộ dân đều biếc xử trí ban đầu khi bị ngộ độc thuốc BVTV , nhƣng ở đây cách xử trí của ngƣời dân là chƣa đúng , chƣa kết hợp nhiều biện pháp để xử trí mà chỉ xử trí đơn thuần . Điều này nói lên ngƣời dân còn thiếu hiểu biếc về ảnh hƣởng của thuốc BVTV đến sức khỏe . vã lại còn xem nhẹ tình trạng sức khỏe của mình vì vậy chúng ta có biện pháp nhƣ tuyên truyền giáo dục để giúp ngƣời dân hiểu biếc đƣợc tác hại và cách xử lý .

KẾT LUẬN

Từ các kết quả nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi rút ra đƣợc các kết luận sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình sử dụng và bảo quản thuốc bảo vệ thực vật tại xã kế an , huyện kế sách , tỉnh sóc trăng năm 2008 (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)