5. Tên và bố cục của đề tài
3.1.2. nghĩa của việc bù CSPK trong lưới phân phối
Hầu hết các thiết bị sử dụng điện đều tiêu thụ công suất tác dụng (CSTD) (P) và CSPK (Q). Sự tiêu thụ CSPK sẽ được truyền tải trên lưới điện về phía nguồn cung cấp CSPK, sự truyền tải công suất này trên đường dây sẽ làm tổn hao một lượng công suất và làm cho hao tổn điện áp tăng lên đồng thời cũng làm cho lượng công suất biểu kiến (S) tăng, dẫn đến chi phí để xây dựng đường dây tăng lên. Vì vậy việc bù CSPK cho lưới điện sẽ có những tích cực như sau:
3.1.2.1. Giảm được tổn thất công suất trong mạng điện.
Tổn thất công suất trên đường dây được xác định theo công thức:
2 2 2 2 (P) (Q) 2 2 2 P + Q P Q ΔP = R = R + R = ΔP + ΔP U U U (3.3)
Khi giảm CSPK truyền tải trên đường dây, ta giảm được thành phần tổn thất công suất ∆P(Q) do CSPK gây ra.
3.1.2.2. Giảm được tổn thất điện áp trong mạng điện
Tổn thất điện áp được xác định theo công thức:
(P) (Q)
PR + QX P Q
ΔU = = R + X = ΔU + ΔU
U U U (3.4)
Khi ta giảm CSPK truyền tải trên đường dây, giảm được thành phần ∆U(Q) do CSPK gây ra. Từ đó nâng cao chất lượng điện áp cho lưới điện.
3.1.2.3. Tăng khả năng truyền tải của đường dây và máy biến áp
Khả năng truyền tải của đường dây và máy biến áp phụ thuộc vào điều kiện pháp nóng, tức phụ thuộc vào dòng điện cho phép của chúng. Dòng điện chạy trên dây dẫn và máy biến áp được tính như sau:
2 2
P + Q I =
Từ công thức (3.5) cho thấy với cùng một tình trạng phát nóng nhất định của đường dây và máy biến áp (tức I = const) chúng ta có thể tăng khả năng truyền tải CSTD của chúng bằng cách giảm CSPK mà chúng phải tải đi. Vì thế khi vẫn giữ nguyên đường dây và máy biến áp, nếu giảm lượng CSPK phải truyền tải thì khả năng truyền tải của chúng sẽ được tăng lên, góp phần làm ổn định điện áp, tăng khả năng phát điện của máy phát điện…
Việc bù CSPK ngoài việc nâng cao hệ số công suất cosφ còn đưa đến hiệu quả là giảm được chi phí kim loại màu tức giảm được tiết diện dây dẫn…nên tiết kiệm được chi phí đầu tư xây dựng lưới điện. Giảm được chi phí điện năng…