4. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
1.3.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu
Là phương pháp rất quan trọng khi thực hiện đề tài. Trên cơ sở phân tích, xử lý các tư liệu cần thiết có liên quan đế nội dung nghiên cứu thu được từ các nguồn khác nhau. Việc phân tích, đánh giá, tổng hợp các thông tin thu được nhằm đưa ra các kết quả chính thức theo mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Để thực hiện đề tài, học viên sẽ thu thập và xử lý số liệu có liên quan đến các nội dung liên quan đến luận văn, đó là:
- Các tài liệu, số liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, KT - XH, hoạt động du lịch của tỉnh Thái Nguyên. Nguồn tài liệu này được khai thác từ những báo cáo tổng kết năm, quý của sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sở Tài nguyên và Môi trường. Trên cơ sở đó chọn lọc, xử lý số liệu phục vụ cho nghiên cứu. Những tài liệu, thông tin luôn được cập nhật, bổ sung, đảm bảo cho việc xử lý, phân tích, đánh giá các vấn đề nghiên cứu trong luận văn được chính xác hơn.
- Các số liệu khí hậu của 2 trạm khí tượng, 3 trạm thủy văn và 11 trạm đo mưa tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1960-2017.
Bảng 1.1. Danh sách các trạm khí tượng, thủy văn và đo mưa tỉnh Thái Nguyên
TT Tên trạm Loại trạm Kinh độ Vĩ độ Độ cao (m)
1 Định Hóa Khí tượng 105o38' 21o55' 220 2 Thái Nguyên Khí tượng 105o50' 21o36' 36 3 Cầu Mai Thủy văn 105o55' 21o40'
4 Chã Thủy văn 105o54' 21o22' 5 Gia Bẩy Thủy văn 105o50' 21o35'
6 Đại Từ Đo mưa 105o38' 21o38' 50 7 Điềm Mặc Đo mưa 105o32' 21o50' 41 8 Đình Cả Đo mưa 106o06' 21o45'
9 Mỏ Cẩm Đo mưa 105o41' 21o41'
10 Ký Phú Đo mưa 105o38' 21o33' 61 11 La Hiên Đo mưa 105o56' 21o42'
12 Phổ Yên Đo mưa 105o52' 21o27' 48 13 Phú Bình Đo mưa 105o58' 21o28' 46 14 Phú Lương Đo mưa 105o42' 21o43'
15 Vũ Chấn Đo mưa 106o04' 21o50' 16 Thác Bưởi Đo mưa 105o48' 21o42'
Nguồn: Phòng Khí hậu, Viện Địa lý [35] 1.3.2.2. Phương pháp phân kiểu, phân loại sinh khí hậu phục vụ hoạt động du lịch
Theo hướng sinh thái, khí hậu được nghiên cứu trong quan hệ mật thiết với thế giới sinh vật. Vì vậy, hiệu quả tác động của khí hậu đối với sinh vật là nguyên tắc cơ bản trong quá trình xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân kiểu. Đó là điều khác biệt chủ yếu giữa SKH với “khí hậu chung” cũng như với các hướng nghiên cứu khí hậu ứng dụng khác. Tuy nhiên, bản đồ SKH trước hết là bản đồ khí hậu phải phản ánh đúng đắn các quy luật khách quan trong sự hình thành và phân hóa khí hậu trên lãnh thổ. SKH với tư cách là yếu tố sinh thái, được thể hiện chủ yếu thông qua chế độ nhiệt và chế độ ẩm. Vì vậy, kết hợp nhiệt - ẩm là cơ sở để đánh giá khí hậu và xác định các đặc trưng phân kiểu, phân loại, đồng thời thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa khí hậu với thực vật cũng như với cảnh quan tự nhiên nói chung.
Xuất phát từ quan điểm trên, các bản đồ SKH được thành lập phải thỏa mãn các nguyên tắc sau:
- Bản đồ SKH trước hết phải phản ánh được đặc điểm khí hậu của vùng lãnh thổ nghiên cứu, sự phân hóa của chúng trong không gian và theo thời gian.
- Bản đồ SKH phải phản ánh được tác động của các yếu tố khí hậu đến cơ thể, sức khỏe và các hoạt động của con trên lãnh thổ nghiên cứu.
Phương pháp phân loại SKH là sự phân chia điều kiện SKH của vùng lãnh thổ nghiên cứu thành các đơn vị SKH tương đối đồng nhất. Mỗi đơn vị SKH được phân chia là sự tổ hợp của một số đặc trưng khí hậu chủ yếu phản ảnh đặc điểm phân hóa của điều kiện SKH vùng lãnh thổ nghiên cứu. Cơ sở để phân chia các kiểu SKH là điều kiện nhiệt - ẩm của lãnh thổ. Cấp loại SKH được phân chia trên cơ sở sự phân hóa của các thời kỳ hạn chế đối với hoạt động của con người,đó là các thời kỳ lạnh hoặc khô. Tùy thuộc vào từng vùng lãnh thổ các chỉ tiêu về độ dài mùa lạnh và độ dài mùa khô có thể được phân chia thành các cấp khác nhau.
Đánh giá điều kiện SKH đối với du lịch là phương pháp đánh giá mức độ thích nghi của điều kiện nhiệt - ẩm đến sức khỏe của con người tham gia hoạt động du lịch dựa trên bản đồ SKH.
Ngoài ra, để phục vụ cho mục đích đánh giá mức độ thích hợp của các loại SKH đối với các hoạt động du lịch, có thể sử dụng thêm một số chỉ tiêu phụ phân chia các loại SKH thành các phụ loại SKH khác nhau, ví dụ: chỉ tiêu số ngày mưa, số ngày dông hoặc số ngày khô nóng, số ngày sương muối…
1.3.2.3. Phương pháp bản đồ, GIS
Phương pháp bản đồ được sử dụng để thể hiện sự phân bố không gian của điều kiện SKH trên lãnh thổ nghiên cứu.Học viên sử dụng các phần mềm và các công cụ trong GIS để thành lập các bản đồ và cơ sở dữ liệu (dữ liệu bản đồ, dữ liệu thuộc tính) của đề tài nghiên cứu.
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH THÁI NGUYÊN