23 Hiệu quả môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng rừng luồng ở khu vực xã phúc sạn, xã tân mai, huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 62)

Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ tiến hành đánh giá hiệu quả môi trường của Luồng thông qua ảnh hưởng của rừng Luồng đến thảm thực vật dưới tán rừng.

* Đánh giá thực trạng thảm thực vật phục hồi dưới tán rừng Luồng Lớp thực bì dưới tán rừng Luồng có một vai trò rất quan trọng trong

việc ngăn chặn dòng chảy bề mặt, giảm xói mòn đất, tăng cường độ ẩm cho đất và làm phong phú thêm tính đa dạng sinh học của rừng. Tùy thuộc vào biện pháp chăm sóc cũng như ý thức của người dân trong việc chăm sóc rừng mà thực bì dưới tán rừng cũng biến động rất nhiều. Kết quả điều tra về thảm thực bì dưới tán rừng Luồng theo các mô hình khác nhau được t ng hợp trong bảng 4.12

Bảng 4.12: Đặc điểm thực bì dƣới tán rừng

Đị

điểm OTC Loài cây chủ yếu

Chiều c o trung bình (m) Độ che phủ (%) Tình hình sinh trƣởng Xã Phúc Sạn

1 Đơn buốt, Cỏ lào, Chó đẻ, 0,3 40 Xấu

2 Đơn buốt, Cỏ seo gà, Cỏ lào,

Sim, Mua, Chó đẻ, Lấu, 0,5 47

Trung bình

3 Đơn buốt, Sim, Dây leo, Chó

đẻ, Cỏ lá tre 0,5 56

Trung bình

4 Chó đẻ, Sim, Mua, Đơn buốt,

Dây leo, Cỏ lá tre, 0,5 68

Trung bình

5 Đơn buốt, Chó đẻ, Sim, Mua,

Dây leo, Cỏ lá tre, 0,6 73 Tốt

Trung bình 0,5 56,8

Xã Tân Mai

6 Đơn buốt, Chó đẻ, Sim,

7 Dây leo, Chó đẻ, Cỏ lá tre 0,6 75 Tốt

8 Chó đẻ, Sim, Mua, Đơn buốt,

Dây leo, Cỏ lá tre, 0,5 62

Trung bình

9 Đơn buốt, Cỏ lào, Chó đẻ,

0,5 71

Trung bình

10 Đơn buốt, Cỏ seo gà, Cỏ lào,

Sim, Mua, 0,6 65 Xấu

Trung bình 0,5 68,1

Từ kết quả bảng 4.12 cho thấy, thực bì dưới tán rừng Luồng chủ yếu là các loài cây bụi thảm tươi, có chiều cao trung bình từ 0,6-1,2 m và độ che phủ thực bì từ 54-68%. T thành loài tương đối đơn giản, phần lớn chỉ là các loài cây không có giá trị kinh tế như Ba gạc, các loài cỏ dại, Sim, Mua, .... Mặc dù là những loài cây ít có giá trị kinh tế, song lớp thảm thực bì dưới tán rừng Luồng cũng có vai trò quan trọng trong việc giữ ẩm và cải thiện độ phì nhiêu cho đất.

4.3. Phân tích SWOT về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức * Điểm mạnh * Điểm mạnh

- Người dân có nhiều kinh nghiệm lâu đời về trồng Luồng. Luồng ở đây đã được bà con gây trồng từ rất lâu và được đúc rút kinh nghiệm gây trồng chăm sóc và thu hái sao cho chất lượng rừng Luồng được tốt nhất.

- Trồng Luồng tạo ra thu nhập thường xuyên, ít rủi ro. Cây Luồng là cây đa tác dụng vừa cho măng và thân khí sinh. Ứng dụng của cây Luồng là rất lớn và được thu hoạch nhiều đợt trong năm.

- Cơ sở sản xuất chế biến phát triển. Hiện tại trên địa bàn huyện Mai Châu có các xưởng chế biến đũa, Nhà máy bột giấy HAPACO đông Bắc. Năm 2015 có thêm nhà máy sản xuất tre ép tấm và viên của công ty c phần BWG tại khu công nghiệp Chiềng Châu. đây sẽ là một thị trường tiêu thụ lớn nguồn tài nguyên tre nứa được người dân đầu tư trồng, và tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động nhàn rỗi tại địa phương đảm bảo cuộc sống cho người dân.

- Lực lượng lao động dồi dào. Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển nguồn tài nguyên tre nứa tại địa phương. Theo điều tra sơ bộ, Huyện có khoảng 63% dân số trong độ tu i lao động. Do vậy trong quá trình gây trồng và khai thác dựa trên nguồn lao động sẵn có, không cần thuê nhân công.

- Diện tích đất lâm nghiệp phục vụ cho hoạt động gây trồng tre nứa là rất lớn. Theo báo cáo của huyện Mai Châu, diện tích đất lâm nghiệp là 44.728,63 ha, đây sẽ là điều kiện rất thuận lợi để có thể gây trồng và phát triển tre nứa tại địa phương.

- Điều kiện khí hậu thuận lợi để các loài tre nứa phát triển. Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thuỷ văn Mai Châu cho thấy nhiệt độ bình quân năm là 220C, lượng mưa bình quân năm là 1700mm, độ ẩm không khí trung bình năm là 82%. Như vậy đây là điều kiện thích hợp để các loài tre nứa có thể phát triển.

*Điểm yếu

- Kiến thức gây trồng, chăm sóc và khai thác còn lạc hậu, chưa áp dụng các biện pháp thâm canh rừng trồng.

- Đời sống kinh tế - xã hội của người dân ở khu vực nghiên cứu còn nhiều khó khăn. Cuộc sống của người dân còn phụ thuộc nhiều vào rừng. - Nguồn vốn từ các chương trình, dự án chưa được người dân sử dụng có hiệu quả, vốn được đầu tư cho phát triển tre nứa đã được sử dụng sang các mục đích khác đáp ứng nhu cầu trước mắt của họ.

- Yếu tố đất đai - địa hình

Phần lớn diện tích rừng là dạng địa hình đồi núi, tầng đất mỏng, nhiều đá lẫn, có độ dốc lớn (>150) dẫn đến xói mòn mạnh ở một số nơi gây khó khăn cho việc gây trồng, khai thác đã làm ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng và phát triển của tre nứa. Đồng thời gây khó khăn cho công tác vận chuyển và gây trồng.

- Thiếu những thông tin về thị trường: Do trình độ dân trí còn thấp khả năng phân tích nắm bắt nhanh về thị trường tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế.

- Cơ sở hạ tầng, giao thông còn thấp kém. Đây là yếu tố làm ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển hàng hóa, giao thông vận tải của khu vực.

* Cơ hội

- Các Chương trình, Dự án trong và nước ngoài như: 327, 747, 661, OXFAM,... đã đầu tư cho địa phương vốn để phát triển nguồn tài nguyên tre nứa, phát triển kinh tế và n định đời sống từ đó giảm bớt áp lực vào rừng.

- Chính sách vay vốn được thông thoáng hơn có thể chấp nhận qua các hội nhằm mục đích phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho người dân.

- Thực hiện chính sách giao, khoán sử dụng đất lâm nghiệp. Cho đến nay tại huyện Mai Châu đã thực hiện chính sách giao, khoán sử dụng đất lâm nghiệp theo quy định của Nghị định 01/CP và Nghị định 02/CP tới các hộ gia đình, đảm bảo quyền sử dụng đất lâu dài cho người dân. Đây là động lực giúp người dân yên tâm đầu tư kinh doanh và bảo vệ những khu rừng của mình.

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới trong thâm canh rừng trồng. Hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học, các biện pháp nhân giống cây trồng hiện đại và kỹ thuật canh tác mới giúp tăng sản lượng của cây trồng, từ đó tăng hiệu quả kinh tế, xã hội của các lâm phần rừng.

* Thách thức:

- Tình hình sâu bệnh hại đối với Luồng một số nơi xuất hiện bệnh ch i sể cần được tiến hành sử lý ngay không lây lan thành dịch bệnh.

- Đối với măng có nhiều loài sâu hại như Vòi voi, Bọ xít hại măng. Nhiều bụi Luồng ở nơi ẩm thấp thường hay bị hại. Đây sẽ là một trở ngại không nhỏ trong việc phát triển nguồn tài nguyên này tại địa phương.

- Diện tích rừng Luồng bị thái hóa: do rừng Luồng chưa được áp dụng các biện pháp thâm canh, nhiều diện tích rừng Luồng được trồng nhưng không được chăm sóc đúng mức cùng với kỹ thuật khai thác chưa đúng, khai thác vượt ngưỡng cho phép làm diện tích rừng Luồng nhanh bị thoái hóa.

- Tư thương ép giá: nhiều nơi người dân chưa ký hợp đồng trực tiếp với công ty chế biến trên địa bàn, việc mua bán thông qua đầu mối trung gian, giá thành sản phẩm thấp hơn so với thị trường.

4.4. Đề xuất giải pháp nhằm phát triển rừng Luồng bền vững

Phát triển rừng Luồng theo hướng bền vững và hiệu quả kinh tế cao vừa là đòi hỏi bức bách của cuộc sống, vừa là mục tiêu kinh tế, chiến lược đối với khu vực vùng cao miền núi. Vì vậy cần có những giải pháp tác động để rừng Luồng tương xứng với tiềm năng phát triển của nó.

* Cơ sở đề xuất giải pháp

Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu. Hiện trạng phát triển rừng trồng Luồng.

Kết quả đánh giá hiểu quả kinh tế, xã hội, môi trường của rừng trồng Luồng.

Kết quả phân tích swot về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Phương hướng phát triển KT-XH của huyện Mai Châu.

Dựa vào những cơ sở đã được nghiên cứu ở trên đề tài đưa ra một số giải pháp chiến lược nhằm phát triển rừng trồng Luồng như sau:

4 4 Các giải pháp v kỹ thuật

Cần triển khai ngay các biện pháp hành chính và kỹ thuật như: nghiêm cấm khai thác luồng trong mùa măng, cấm lưu thông măng luồng trong thời kỳ ra măng hữu hiệu, (khoảng từ tháng 5 đến tháng 7). Chỉ được sử dụng măng cuối vụ, gọi là lứa măng rươi và măng chét, tức lứa măng ra khoảng thời gian từ tháng 7 tháng 8 và tới giữa tháng 9.

Cấm chặt cây non, để lại cây to làm giống với tỷ lệ hợp lý. Tiến hành làm vệ sinh cho từng bụi luồng, bao gồm chặt bỏ các cây còi cọc, sâu bệnh, cụt ngọn, cây không có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế. Đào bỏ các gốc chặt quá cao, phát dọn dây leo cỏ dại xung quanh bụi luồng, khai thác hết cây già cỗi, có thể cuốc xới, vun gốc, bón phân cho những bụi luồng đã và đang suy thoái nhưng còn khả năng hồi phục, kiên quyết trồng lại hoặc trồng dặm đối với những rừng luồng đã thoái hóa hoặc mật độ còn dưới 200 bụi/ha.

Xây dựng một số mô hình về thâm canh luồng theo mục đích kinh doanh, như kinh doanh cây luồng hàng hóa, luồng nguyên liệu giấy, luồng kinh doanh măng, v.v... Mô hình về nông lâm kết hợp, trồng xen cây thân gỗ, cây dược liệu và chăn nuôi gia súc dưới tán rừng luồng, từ đó t ng kết rút kinh nghiệm nhằm nhân ra diện rộng. Triển khai đợt tuyên truyền giáo dục về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác, sử dụng rừng luồng theo hướng bền vững, ph biến về nguy cơ suy thoái rừng luồng và cách nhận biết cho mọi người dân vùng trồng luồng.

Phát huy những kiến thức bản địa của người dân trong việc gây trồng, khai thác và chăm sóc tre nứa. Tạo điều kiện cho người dân trong xã giao lưu, trao đ i những kiến thức và kinh nghiệm của mình với nhau và với các địa phương khác làm phong phú kiến thức của họ, góp phần phát triển nguồn tài nguyên này tại địa phương.

*Phòng trừ sâu ệnh

- Sâu vòi voi hại măng:

Cuốc quanh gốc theo hình vành khăn rộng 1m sâu 20-25 cm cho tất cả các bụi Luồng, kết hợp với lần chăm sóc vào tháng 10-11.

- Bệnh ch i sể:

+ Chặt bỏ những túm bệnh đưa ra khỏi rừng và đốt.

+ Phun Boocđô 1% vào gốc với liều lượng 2-3 lít/bụi bị bệnh. + Bệnh sọc tím do nấm Fusarium equiseti (Corda) Sacc gây bệnh. Để phòng bệnh sọc tím thì có thể thực hiện một số giải pháp sau:

+ Không trồng cây giống bị bệnh. Phun dung dịch Score 0,1% hoặc Tilt 0,2% cho cây con ở vườn ươm.

+ Hồ rễ cây giống bằng dung dịch Score 0,1% hoặc chế phẩm vi sinhVSL1, mật độ vi sinh 1 x 108 CFU/ml hay Tilt 0,2%.

+ Nếu bị bệnh thì đào bỏ cây bị bệnh hoặc cả bụi bị bệnh đem ra khỏi rừng để đốt và xử lý hố đào bằng vôi bột từ 1-5 kg / hố.

* Kỹ thuật Khai thác tái sinh và chăm sóc rừng sau khai thác

- Đối tượng chặt là rừng Luồng từ 6 tu i và chỉ chặt cây Luồng từ 3 năm tu i trở lên. Để lại cây tu i 1, tu i 2 và chỉ chặt 2/3 cây tu i 3.

- Phương thức chặt là chặt chọn từng cây, chỉ chặt trắng khi rừng bị thoái hoá không thể phục hồi được.

- Thời vụ chặt vào cuối mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Luân kỳ chặt là 1 hoặc 2 năm tuỳ theo mức sinh trưởng của rừng.

- Cường độ chặt:

+ Luân kỳ 1 năm chặt không quá 30% số cây trong bụi. + Luân kỳ 2 năm chặt không quá 40% số cây trong bụi. - Chiều cao gốc chặt không quá 7 - 10 cm.

- Thu dọn cành nhánh ra khỏi rừng sau khi khai thác.

- Cuốc xới đất quanh gốc sâu 20-25 cm, rộng 1-1,2 m sau khai thác và hoàn thành trước tháng 2 năm sau.

- Bón thúc 1 kg phân NPK (tỷ lệ 5:10:3)/bụi theo rãnh xung quanh và cách bụi 1 m rộng và sâu 15 cm, lấp kín đất sau khi bón, kết hợp với lúc cuốc xới đất trong chăm sóc.

4 4 2 Các giải pháp v chính sách

Chính sách về đất đai Hoàn thiện công tác giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình. Cần làm rõ diện tích ranh giới nhận khoán giữa các hộ để tránh tranh chấp, đồng thời cần chỉ rõ cho người dân biết diện tích rừng được giao.

* Chính sách về vốn

- Khuyến khích, thu hút các chương trình, dự án, trong và ngoài nước đầu tư vào địa phương thông qua việc cung cấp vốn, kỹ thuật gây trồng, khai

thác tre nứa. Từ đó người dân sẽ chủ động hơn trong việc gây trồng và phát triển nguồn tài nguyên này.

- Cần có chính sách vay vốn dài hạn với lãi xuất thấp như vốn Ngân hàng CSXH và Nghị định 116/2018/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn để người dân có vốn làm ăn, n định cuộc sống và từ đó giảm các tác động xấu tới tài nguyên tre nứa.

4 4 3 Các giải pháp v tổ ch c

- Tuyên truyền cho người dân trong xã về vai trò của tre nứa thường xuyên và liên tục với các hình thức, nội dung phong phú phù hợp với các đối tượng khác nhau như: t chức họp dân, loa phát thanh, các hình ảnh, biển báo, giáo dục trong Nhà trường, nhằm hạn chế sự tác động xấu vào nguồn tài nguyên này.

- Vận động, khuyến khích các t chức xã hội và người dân tham gia công tác gây trồng và quản lý tài nguyên tre nứa. Các t chức chính trị xã hội của xã như: Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp trong gây trồng và phát triển Luồng.

- Gắn kết cơ sở chế biến tre nứa với vùng nguyên liệu (Luồng, Bương, Nứa, Vầu...) khuyến khích người dân trực tiếp bán sản phẩm cho các công ty, xí nghiệp chế biến Luồng.

KÊT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ * Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu, đề tài rút ra một số kết luận chính như sau: Diện tích rừng Luồng tại hai xã là 1848,69 ha chiếm 30,8% tập trung chủ yếu ở các xã Gò Lào, Gò Mu, Suối Lốn. Rừng trồng ở đây chủ yếu là rừng trồng thuần loài.

- Đặc điểm sinh trưởng và cấu trúc rừng Luồng

Sinh trưởng đường kính ở giai đoạn 1 tháng tu i tăng trưởng nhanh sau đó tăng chậm và đi vào n định. Sinh trưởng về chiều cao tăng nhanh ở gia đoạn 3 tháng sau đó đạt tới giá trị giới hạn và đi vào n định. Phân bố số cây theo đường kính được mô phỏng bằng dạng hàm Weilbull. Phân bố có dạng lệch trái, đường kính tập trung phần lớn từ 6cm - 8cm. Tương quan giữa đường kính và chiều cao được thể hiện qua phương trình Logarithmic có hệ số tương quan lớn thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa đường kính và chiều cao.

- Chất lượng rừng trồng phân theo tiêu chuẩn thương phẩm rừng Luồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng rừng luồng ở khu vực xã phúc sạn, xã tân mai, huyện mai châu, tỉnh hòa bình (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)