KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại vườn quốc gia Pù Mát - Nghệ An (Trang 26 - 30)

1. Kết luận

Trong khuôn khổ luận văn này tác giả đã nghiên cứu phát triển du lịch bền vững theo hướng phát triển du lịch gắn liền với bảo tồn tự nhiên, văn hoá và phát triển cộng đồng tại VQG Pù Mát, Nghệ An. Những kết quả đạt được trong giới hạn nội dung và địa điểm nghiên cứu của luận văn như sau:

- Đây là một khu vực giàu tiềm năng cho phát triển loại hình du lịch sinh thái cộng đồng thể hiện trên các mặt như sinh thái tự nhiên đa dạng, phong cảnh đẹp, văn hoá độc đáo, giàu bản sắc, thời gian hoạt động du lịch trong năm khá dài, vị trí thuận tiện trong việc đi lại của du khách cũng như kết nối với các điểm du lịch khác của vùng miền núi phía Tây Nghệ An hay khu vực Bắc Trung Bộ.

- Tại khu vực vườn quốc gia Pù Mát có thể tổ chức rất nhiều hoạt động của DLSTCĐ, lồng ghép vào các tuyến du lịch sinh thái cộng đồng như: tham quan rừng nguyên sinh, tắm nước suối trong xanh; du thuyền trên sông ngắm cảnh; đi bộ tham quan rừng với sự hướng dẫn của người dân địa phương; ngủ qua đêm tại một số bản người Thái; thưởng thức các món ăn địa phương; tìm hiểu các hoạt động văn hoá, kiến trúc, đời sống người bản địa; đi bộ hoặc đạp xe đạp qua các bản làng; thăm và khám phá những nét có một không hai trong văn hoá của người Đan Lai…

- Trong những năm gần đây, lượng du khách đến với VQG Pù Mát đã tăng nhiều so với các năm trước. Tuy nhiên, những hoạt động kinh tế du lịch ở đây còn chưa thể hiện rõ nét, hoạt động tham quan chỉ mang tính chất tự phát. VQG Pù Mát còn chưa chủ động tổ chức dịch vụ đón khách du lịch. Do đó, việc định hướng phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái cộng đồng nói riêng là cần thiết cho VQG Pù Mát.

- Trên các cơ sở các điều kiện tiềm năng vốn có và việc khảo sát thực tế, lắng nghe ý kiến góp ý của cán bộ BQL VQG, BQL thôn bản, tác giả mạnh dạn đề xuất ba tuyến du lịch sinh thái cộng đồng như đã đưa ra:

+ Tuyến 1: Trung tâm VQG Pù Mát - bản Khe Rạn - thác Khe Kèm;

+ Tuyến 2: Trung tâm VQG Pù Mát - bản Khe Rạn - thác Khe Kèm - bản Yên Thành - du thuyền trên sông Giăng;

+ Tuyến 3: Trung tâm VQG Pù Mát - bản Khe Rạn - thác Khe Kèm - sông Giăng - đập Phà Lài - thăm tộc người Đan Lai - bản Nưa và rừng Săng Lẻ.

Để góp phần định hướng cho quy hoạch phát triển du lịch sinh thái cộng đồng VQG Pù Mát, trong khuôn khổ của luận văn, tác giả cũng mạnh dạn đề xuất một số giải pháp giúp cho việc hình thành một mô hình phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, cũng như quy hoạch tuyến chi tiết hơn và đưa du lịch sinh thái cộng đồng đi vào hoạt động một cách bền vững.

2. Khuyến nghị

Dựa trên tất cả những yếu tố trên, tác giả cũng mạnh dạn đề xuất một số khuyến nghị góp phần xây dựng hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng ở VQG Pù Mát như sau:

- Chính sách của tỉnh đã có quan tâm nhiều tới vấn đề du lịch, bảo tồn và phát huy văn hoá của đồng bào dân tộc thông qua các quyết định, văn bản, đề án phát triển nhưng thiếu sự quan tâm đầu tư và xúc tiến đầu tư. Đây là lúc thể hiện sự quan tâm hơn nữa của UBND tỉnh, UBND huyện trong vấn đề xúc tiến đầu tư và các hoạt động đầu tư cho phát triển cơ sở kỹ thuật, tu tạo một số di tích lịch sử, lập tuyến du lịch, đẩy mạnh hoạt động quảng bá.

- Phải xây dựng được mô hình du lịch sinh thái cộng đồng, xây dựng được tuyến, điểm du lịch hoàn chỉnh. Đây là bước đầu trong việc đưa du lịch sinh thái cộng đồng đi vào hoạt động.

- Xây dựng quy chế phối kết hợp của các bên tham gia. Trong quy chế cần nêu rõ vai trò, trách nhiệm và lợi ích của mỗi bên khi tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông tin nâng cao nhận thức về du lịch cho người dân trên địa bàn huyện, có các văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành, chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi trong khuôn khổ pháp luật cho việc thực hiện phát triển du lịch.

- Trong phạm vi nguồn vốn đầu tư của ngân sách thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền Tây theo quyết định số 147/QĐ-Ttg, các nguồn vốn khác để đầu tư tôn tạo sữa chữa, nâng cao sự thu hút của một số điểm du lịch, tham quan tìm hiểu văn hoá - lịch sử như: thành Trà Lân, suối nước Mọc, làng nghề thổ cẩm… In ấn các tài liệu, tờ rơi, mua sắm các dụng cụ thiết bị phục vụ cho công tác quảng bá, tuyên truyền; tồn tạo, khôi phục các hiện vật trưng bày, kho tàng văn hoá, dụng cụ âm nhạc, các tài liệu lưu giữ về sự hình thành và phát triển của đất nước, con người tại địa phương.

References Tiếng Việt

1. Cục kiểm lâm, 2004. Cẩm nang quản lý và phát triển du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên phía Bắc Việt Nam.

2. Dự án lâm nghiệp xã hội và bảo tồn thiên nhiên tỉnh Nghệ An. Đa dạng thực vật vườn quốc gia Pù Mát. NXB Nông nghiệp 2004.

3. Dự án lâm nghiệp xã hội và bảo tồn thiên nhiên tỉnh Nghệ An. Pù Mát - Điều tra đa dạng sinh học của một khu bảo vệ của Việt Nam. NXB Lao động, 2000.

4. Đặng Duy Lợi, 1992. Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên huyện Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch. Luận án Phó tiến sỹ khoa học địa lý - địa chất, Trường đại học sư phạm Hà Nội.

5. Hoàng Phương Thảo, 1999. Du lịch sin thái trong mối liên hệ với bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn. Tuyển tập báo cáo hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam. Tổng cục du lịch Việt Nam (VNAT), tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), Ủy ban kinh tế - xã hội Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP), với sự tài trợ của tổ chức phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA), Hà Nội, 9/1999.

6. Lê Huy Bá, Du lịch sinh thái. NXB Đại học quốc gia T.p Hồ Chí Minh; 7. Lê Huy Bá, 2006, NXB Hà Nội. Du lịch sinh thái.

8. Lê Thông, Nguyễn Thị Sơn, T4/1999. Sự cần thiết của giáo dục cộng đồng với du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn tự nhiên. Tuyển tập báo cáo hội thảo về du lịch sinh thái và phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam.

9. Luật du lịch, 2006. Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội.

10. Mai Hồ Minh, Phát triển du lịch miền Tây Nghệ An - Định hướng và giải pháp; 11. Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông, 2002. Quy hoạch du lịch quốc gia và vùng. Khoa du lịch - Viện Đại học Mở Hà Nội.

12. Nguyễn Minh Tuệ và nnk: Địa lý du lịch, NXB T.p Hồ Chí Minh, 1999.

13. Nguyễn Nghĩa Thìn, Lê Vũ Khôi, Trần Thế Liên, Vũ Anh Tài, (2004) Báo cáo đánh giá sự thành công của chương trình bảo tồn đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Pù Mát làm thí điểm cho việc áp dụng rộng rãi trong hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam;

14. Nguyễn Phương Nga, 2009, KLTN, Đẩy mạnh hoạt động khai thác thị trường khách du lịch Mỹ tại công ty lữ hành Hanoitourist.

15. Nguyễn Thị Sơn, 2007. Bài giảng du lịch sinh thái (tài liệu giảng dạy khóa tập huấn về du lịch sinh thái cho các VQG và KBT năm 2007). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

16. Nguyễn Thị Sơn, 2004. Cơ sở khoa học cho sự phát triển du lịch sinh thái ở VQG Cúc Phương. Luận án tiến sỹ Địa lý, Hà Nội

17. Nguyễn Thị Sơn, 2004. Môi trường và phát triển du lịch bền vững. Hà Nội 2004. 18. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, Trương Tử Nhân, 2006. Giáo trình kinh tế du lịch.NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

19. Phạm Trung Lương và nnk, 2002. Du lịch sinh thái - Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam. NXB Giáo dục.

20. Pháp lệnh du lịch Việt Nam, 1999.

21. Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

22. Quyết định số 84/2006/QĐ.UBND ngày 24/8/2006 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành một số nội dung chính sách hỗ trợ bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An;

23. Tài liệu của phòng Khoa học, cứu hộ động vật và quan hệ quốc tế, phòng DLST&GDMT của VQG Pù Mát:

- Thống kê dân cư, dân tộc các huyện Con Cuông, Anh Sơn, Tương Dương; - Kế hoạch hoạt động VQG Pù Mát giai đoạn 2002 – 2011;

- Tài liệu tập huấn đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn và phục vụ khách du lịch;

24. UBND tỉnh Nghệ An, 2007, quyết định về việc phê duyệt đề án phát triển du lịch miền tây Nghệ An thời k ỳ 2007 – 2011;

25. Võ Quế. 2008. Nghiên cứu xây dựng phát triển mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại chùa Hương.

Tiếng Anh

26. Belsky, Jill M., Misrepresenting Communities: The politics of community-based rural ecotourism in Gales Pont Manatee, Belize; Rural Sociology; Dec 1999; 64, 4; PA Research II Periodicals pp.641.

27. Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas, Community based Sustainable Tourism A Reader, 2000.

28. Rest: Respondsible Ecological Social Tours, Thailand, 1997.

29. Stronza Amanda Lee, “Because it is ours”: Community-based ecotourism in the Peruvian Amazon, VOLUME 61-08A OF DISSERTATION ABSTRUCTS INTERNATIONAL. PAGE 3235.

30. Steven Wolf, Avery Denise Armstrong, Janet Jing Hou, Alicia S Malvar, Taylor Marie Mclean, Julien Pestiaux. Research brief 1: Community-based Ecotourism.

Internet

31. http://patavietnam.org/vn/content/view/2215/52/;

32. http://vanhoanghean.com.vn/dat-va-nguoi-xu-nghe/xu-nghe-ngay-nay/211-phat- trin-du-lch-min-tay-ngh-an-nh-hng-va-gii-phap.html

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại vườn quốc gia Pù Mát - Nghệ An (Trang 26 - 30)