Đối với các trường THPT huyện Nam Sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của hoạt động tự đánh giá ở các trường trung học phổ thông huyện nam sách tỉnh hải dương​ (Trang 93 - 130)

2. Khuyến nghị

2.3. Đối với các trường THPT huyện Nam Sách

- Các trường cần nhận thức đúng hơn về kiểm định chất lượng nói chung và tự đánh giá nói riêng. Đối với các cấp quản lý thay đổi nhận thức và cách thức điều hành quản lý nhà trường là vấn đề rất quan trọng. Đối với các thành viên trong trường cần hiểu rõ hơn về quyền hạn và trách nhiệm của mình đối với chất lượng đào tạo của trường.

- Việc tự đánh giá được tiến hành một cách khoa học, bài bản, giúp nhà trường thấy rõ bức tranh thực trạng khách quan về chất lượng đào tạo của trường. Cái được lớn nhất đối với các trường là học được cách tiếp cận mới khoa học (tự đánh giá theo cách của KĐCL) để duy trì, cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục.

- Phải coi tự đánh giá là một trong những giải pháp quản lý chất lượng và hiệu quả, vì vậy hoạt động này phải được đưa vào kế hoạch năm học để duy trì hoạt động thường xuyên.

- Phải coi trọng việc công khai báo cáo tự đánh giá và lấy ý kiến góp ý rộng rãi của cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng xã hội khác. Công tác tự đánh giá chất lượng, kiểm định chất lượng chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi các hoạt động này hướng đến nền văn hoá chất lượng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2012), Thông tư số 13/2012/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

2. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2012), Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ KĐCLGD cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở GDTX (Thông tư này thay thế Quyết định 04/2008/QĐ-BGDĐT, Thông tư 12/2009/TT-BGDĐT, Quyết định 80/2008/QĐ-BGDĐT và Quyết định 83/2008/QĐ-BGDĐT).

3. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2012), Công văn số 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Cục Khảo thí và KĐCLGD hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở GDTX.

4. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2013), Công văn số 46/KTKĐCLGD ngày 15 tháng 01 năm 2013 của Cục Khảo thí và KĐCLGD hướng dẫn xác định yêu cầu, tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học, trường trung học.

5. Phan Vũ Hào (2014), Quản lý hoạt động tự đánh giá trường THPT tỉnh Thái Nguyên , Luận văn Thạc sĩ.

6.Nguyễn Văn Hộ (2009), “Triết lý giáo dục”, Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Sư Phạm.

7. Nguyễn Văn Hộ (2009), “Đánh giá trong giáo dục và quản lý giáo dục”, Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Sư Phạm.

8. Lê Công Lợi (2011), Giải pháp thực hiện tốt công tác tự đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục ở trường trung học, Sáng kiến kinh nghiệm.

9. Trần Đăng Minh (2013), Biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá tại trường THPT Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ.

10. Phạm Hồng Quang (2012), “Một số vấn đề cơ bản về nghiên cứu khoa học giáo dục”, Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Sư Phạm.

11. Trần Quốc Thành (2012), “Khoa học quản lý đại cương”, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Tính (2014), “Lý luận chung về quản lý và quản lý giáo dục”,

Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Sư Phạm.

13. Nguyễn Thị Tính (2014), “Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục”,

Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Sư Phạm.

14. Từ điển tiếng Việt thông dụng (1998), Nxb Giáo dục, HN. * Tài liệu Internet

15. http://www.Daretoshare.ch/en/Dare-to-Share. 16. Sutton (1995), Assessment for learning. Nguồn http;//www.lts Scotland.org.uk.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN 1

Để góp phần tìm ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tự đánh giá ở các trường THPT huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương, xin đồng chí cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau:

Phiếu hỏi số 1: Theo đồng chí tự đánh giá được hiểu như thế nào? STT Khái niệm hoạt động tự đánh giá Ý kiến lựa chọn

1

Tự đánh giá là hoạt động đánh giá để xác định mức độ cơ sở giáo dục phổ thông đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và việc công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục của cơ quan quản lý nhà nước.

2

Tự đánh giá là hoạt động tự xem xét, kiểm tra, đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

3

Tự đánh giá là hoạt động đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước nhằm xác định mức độ đạt được tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.

Phiếu hỏi số 2: Đồng chí hiểu như thế nào về vai trò của hoạt động tự đánh giá?

STT Nội dung đánh giá

Ý kiến đánh giá Nhất trí Không nhất trí Không có ý kiến 1

Tự đánh giá giúp nhà trường biết mình đang ở đâu và cần phải làm gì để phát triển nhà trường.

2

Tự đánh giá giúp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường hiểu và chia sẻ với nhà quản lý về trách nhiệm của từng cá nhân trong xây dựng và phát triển nhà trường. 3 Tự đánh giá giúp nhà trường luôn cải tiến,

hoàn thiện để nâng cao chất lượng giáo dục. 4 Tự đánh giá là cơ sở để kiểm định chất lượng giáo dục.

Phiếu hỏi số 3: Đồng chí đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của quản lý hoạt động tự đánh giá trong nhà trường?

STT Nội dung đánh giá

Ý kiến đánh giá Nhất trí Không nhất trí Không có ý kiến 1

Quản lý hoạt động tự đánh giá là sự thể hiện cụ thể tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ các hoạt động quản lý.

2

Quản lý hoạt động tự đánh giá giúp nhà quản lý và giáo viên tự điều chỉnh hoạt động của bản thân và nhà trường.

3

Quản lý hoạt động tự đánh giá thúc đẩy các hoạt động đánh giá và tự phân tích về nhà trường.

4

Quản lý hoạt động tự đánh giá sẽ phát hiện các chính sách đã lỗi thời, đề ra được các kế hoạch hành động kịp thời, sát thực nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

5

Quản lý hoạt động tự đánh giá để làm rõ hơn, khẳng định vị thế của nhà trường đối với các bên liên quan.

Phiếu hỏi số 4: Đồng chí đánh giá như thế nào về việc thực hiện quy trình tự đánh giá nhà trường ở đơn vị mình

STT Quy trình tự đánh giá Mức độ đánh giá

Tốt Khá TB Yếu

1 Thành lập hội đồng tự đánh giá 2 Xây dựng kế hoạch tự đánh giá 3 Thu thập, xử lý và phân tích các

minh chứng

4 Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí

5 Viết báo cáo tự đánh giá 6 Công bố báo cáo tự đánh giá

Phiếu hỏi số 5: Đồng chí đánh giá như thế nào về quản lý kế hoạch, nội dung, chương trình tự đánh giá nhà trường ở đơn vị mình

STT Nội dung

Mức độ đánh giá Tốt Khá TB Yếu

1 Đánh giá thực trạng

2 Dự đoán, dự báo tình hình

3 Xác định mục tiêu, yêu cầu công việc 4 Xác định nội dung công việc

5 Xác định thời gian, địa điểm, người thực hiện 6 Xác định phương pháp thực hiện

7 Xác định phương pháp kiểm tra, đánh giá 8 Xác định nguồn lực thực hiện

9 Hoàn thiện tổ chức bộ máy thực hiện

10 Tuyển chọn giáo viên, sắp xếp công việc theo năng lực

11 Phân công trách nhiệm và liên đới trách nhiệm

12 Xác định mối quan hệ chỉ đạo và mối quan hệ phối hợp

13 Chỉ đạo các hoạt động

14 Kiểm tra, đánh giá nội dung và tiến độ thực hiện

*Ý kiến riêng của đồng chí về việc quản lý kế hoạch, nội dung, chương trình tự đánh giá nhà trường ở đơn vị mình:

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Phiếu hỏi số 6: Đồng chí đánh giá như thế nào về quản lý hồ sơ, minh chứngtự đánh giá nhà trường ở đơn vị mình

STT Nội dung Mức độ đánh giá Tốt Khá TB Yếu

1 Thiết lập hồ sơ, minh chứng

2 Tập hợp, lưu trữ hồ sơ, minh chứng 3 Chất lượng hồ sơ, minh chứng 4 Tính pháp lý của hồ sơ, minh chứng 5 Thể thức văn bản hồ sơ, minh chứng

*Ý kiến riêng của đồng chí về việc quản lý hồ sơ, minh chứng tự đánh giá nhà trường ở đơn vị mình:

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Phiếu hỏi số 7: Đồng chí đánh giá như thế nào về việc đánh giá các tiêu chí trong báo cáo tự đánh giá

STT Nội dung Mức độ đánh giá Rất xác thực Xác thực Còn chủ quan Chưa xác thực 1 Mô tả thực trạng 2 Xác định các điểm mạnh 3 Xác định các điểm yếu

4 Đề xuất biện pháp cải tiến chất lượng 5 Tự đánh giá

*Ý kiến riêng của đồng chí về việc đánh giá các tiêu chí trong báo cáo tự đánh giá: ... ... ... ...

Phiếu hỏi số 8: Đồng chí đánh giá như thế nào về khắc phục tồn tại, cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục sau khi tự đánh giá

STT Nội dung khắc phục tồn tại

Mức độ Tốt Khá Đạt yêu cầu chưa đạt yêu cầu 1 Tổ chức và quản lý nhà trường 2 Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân

viên và học sinh

3 Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

4 Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

5 Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

*Ý kiến riêng của đồng chí về việc khắc phục tồn tại, cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục sau khi tự đánh giá

... ... ... ...

Xin đồng chí cho biết đôi điều về bản thân:

Họ và tên: ... Chức vụ: ... Đơn vị công tác: ... Số năm công tác: ... Trình độ chuyên môn: ...

Phụ lục 2: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN 2

Để góp phần tìm ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tự đánh giá ở các trường THPT huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương, xin đồng chí cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau:

Phiếu hỏi số 8: Đồng chí đánh giá như thế nào về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp sau

Các biện pháp Nhận thức về tính cần thiết Đánh giá về tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi

1. Nâng cao nhận thức cho CBQL và giáo viên về vai trò, tác dụng của hoạt động tự đánh giá

2. Xây dựng hệ thống công cụ, hồ sơ minh chứng tự đánh giá theo các tiêu chuẩn đánh giá

3. Bồi dưỡng nâng cao năng lực tự đánh giá cho đội ngũ CBQL và giáo viên

4. Nâng cao chất lượng báo cáo tự đánh giá; Quản lý tốt kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục đề ra trong báo cáo tự đánh giá

5. Tăng cường hiệu quả kiểm tra, giám sát hoạt động tự đánh giá của giáo viên và các tổ chức, bộ phận trong nhà trường

*Ý kiến riêng của đồng chí về các biện pháp nêu trên:

... ... Xin đồng chí cho biết đôi điều về bản thân:

Họ và tên: ... Chức vụ: ... Đơn vị công tác: ... Số năm công tác: ... Trình độ chuyên môn: ...

Phụ lục 3: TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG TRUNG HỌC

(Trích Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23-11-2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Điều 10. Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường

1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường theo quy định của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi là Điều lệ trường trung học) và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Có hiệu trưởng, phó hiê ̣u trưởng và các hội đồng (hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường tư thục, hội đồng thi đua và khen thưởng, hội đồng kỷ luật, các hội đồng tư vấn khác);

b) Có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác;

c) Có các tổ chuyên môn và tổ văn phòng (tổ Giáo vụ và Quản lý học sinh, tổ Quản trị Đời sống và các bộ phận khác đối với trường chuyên biệt).

2. Lớp học, số học sinh, điểm trường theo quy định của Điều lệ trường tiểu học (nếu trường có cấp tiểu học) và Điều lệ trường trung học.

a) Lớp học được tổ chức theo quy định; b) Số học sinh trong một lớp theo quy định; c) Địa điểm của trường theo quy định.

3. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội khác và các hội đồng hoạt động theo quy định của Điều lệ trường trung học và quy định của pháp luật.

a) Hoạt động đúng quy định;

b) Lãnh đạo, tư vấn cho hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền hạn của mình;

c) Thực hiện rà soát, đánh giá các hoạt động sau mỗi học kỳ.

4. Cơ cấu tổ chức và việc thực hiện nhiệm vụ của các tổ chuyên môn, tổ Văn phòng (tổ Giáo vụ và Quản lý học sinh, tổ Quản trị Đời sống, các bộ phận khác đối với trường chuyên biệt) theo quy định tại Điều lệ trường trung học.

b) Có kế hoạch hoa ̣t đô ̣ng của tổ theo tuần, tháng, học kỳ, năm học và sinh hoạt tổ theo quy định;

c) Thực hiê ̣n các nhiê ̣m vu ̣ của tổ theo quy định. 5. Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường.

a) Chiến lược được xác định rõ ràng bằng văn bản, được cấp quản lý trực tiếp phê duyệt, được công bố công khai dưới hình thức niêm yết tại nhà trường hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trên website của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo hoặc website của nhà trường (nếu có);

b) Chiến lược phù hợp mục tiêu giáo dục của cấp học được quy định tại Luật Giáo dục, với các nguồn lực của nhà trường và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

c) Rà soát, bổ sung, điều chỉnh chiến lược của nhà trường phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo từng giai đoạn.

6. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của địa phương và sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp; đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

a) Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy Đảng, chấp hành sự quản lý hành chính của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý giáo dục;

b) Thực hiện chế độ báo cáo đi ̣nh kỳ, báo cáo đô ̣t xuất theo quy định; c) Đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường. 7. Quản lý hành chính, thực hiện các phong trào thi đua.

a) Có đủ hồ sơ phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường theo quy định của Điều lệ trường trung học;

b) Lưu trữ đầy đủ, khoa học hồ sơ, văn bản theo quy định của Luật Lưu trữ; c) Thực hiện các cuộc vận động, tổ chức và duy trì phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy định của Nhà nước.

8. Quản lý các hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của hoạt động tự đánh giá ở các trường trung học phổ thông huyện nam sách tỉnh hải dương​ (Trang 93 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)