- Hiểu biết về luật cũng như các thủ tục, văn bản liên quan tới môi trường của Việt Nam.
- Lập kế hoạch kiểm soát môi trường sau đó trình lên chủ công trình.
- Chỉ đạo các nhân viên quản lý môi trường ở các đơn vị thi công.
- Chịu trách nhiệm toàn bộ trong các hoạt động để đảm bảo an toàn về môi trường.
- Tập hợp thông tin giám sát của các nhân viên môi trường dưới các đội.
- Báo cáo các hoạt động về môi trường lên chủ công trình.
- Ghi nhật ký công trường hàng ngày.
III.3. TRÁCH NHIỆM CỦA NHÂN VIÊN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở ĐƠN VỊ THI CÔNG
- Hiểu biết về luật cũng như các thủ tục, văn bản liên quan tới môi trường của Việt Nam.
- Nhận lệnh từ Ban chỉ huy công trường sau đó hướng dẫn tới các đơn vị thi công.
- Giám sát hàng ngày việc thực hiện các công việc có liên quan tới môi trường.
Hồ sơ dự thầu, gói thầu: Thi công xây dựng công trình
CHỈ HUY TRƯỞNG CÔNG TRƯỜNG CÔNG TRƯỜNG PHÓ CHỈ HUY TRƯỞNG CÔNG TRƯỜNG NHÓM CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH VỀ MÔI TRƯỜNG
Nhân viên quản lý môi trường
đội Đường
Nhân viên quản lý môi trường, đội Hệ thống an
toàn Nhân viên quản lý
môi trường đội Cống, rãnh, tường
- Báo cáo hàng ngày lên Ban chỉ huy công trường.
- Tuân thủ mọi vấn đề mà các nhân viên quản lý môi trường truyền đạt sau đó hướng dẫn nhân viên thi công thực hiện.
- Kiểm tra mọi vấn đề có liên quan tới môi trường trước khi thi công.
- Kiểm tra thiết bị, máy móc đảm bảo an toàn về môi trường.
- Nhắc nhở Đội thi công làm việc đúng phương pháp đã được duyệt.
- Kiểm tra điều kiện làm việc.
- Báo cáo hoạt động lên nhân viên quản lý môi trường.
III.4. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
- Trước khi khởi công xây dựng công trình, Nhà thầu sẽ phải chuẩn bị một bản đề cương về bảo vệ môi trường, do Lãnh đạo của Nhà thầu ký cam kết đạt được các yêu cầu về môi trường trong khi thi công, đáp ứng đúng theo những quy định của Luật hiện hành của Nhà nước.
- Nhà thầu cũng phải có được những giấy phép, thủ tục cần thiết về môi trường từ các cơ quan có chức năng trước khi thi công công trình.
- Luôn luôn nâng cao nhận thức về môi trường cho nhân viên thi công và cho cộng đồng dân cư xung quanh khu vực. Đồng thời phổ biến các biện pháp để giảm thiểu các tác động tới môi trường.
1. Không khí
- Trong quá trình trộn bê tông, các biện pháp sau đây sẽ được sử dụng để giảm thiểu tác động tới môi trường:
+ Thường xuyên làm sạch và tưới nước cho nơi đặt trạm trộn, máy nghiền và các khu vực phụ trợ để giảm thiểu phát bụi.
+ Trạm trộn khô sẽ được thực hiện trong khu vực được che kín hoàn toàn và được hút không khí tới các bộ lọc vải phù hợp.
+ Lắp đặt và vận hành hệ thống kiểm soát ô nhiễm không khí thích hợp bất kỳ khi nào trạm trộn hoạt động.
+ Thường xuyên làm sạch và tưới nước cho máy trộn bê tông, máy nghiền.
+ Tất cả các kho chứa cát và cốt liệu trong khu vực trạm trộn có thể tích lớn hơn 50m3 được che kín 3 chiều bằng các vách chắn cao hơn đống vật liệu.
- Tất cả các động cơ đốt trong có thể dừng ngay khi không sử dụng.
- Tất cả các nguồn phát thải và các thiết bị đi kèm được kiểm tra và duy tu đều đặn.
- Để tránh bụi, có thể tưới nước trên các đường đất, trải rơm lên mặt đất có xe qua lại và trên những con đường đi bộ.
- Sử dụng những thiết bị chống bụi khi nghiền đá. Các máy nghiền và các thiết bị tương tự được bố trí ở những nơi thích hợp.
- Trong quá trình đập, nghiền hoặc phá dỡ được tiến hành tưới nước để khống chế bụi. Thiết bị phun nước sẽ được sử dụng trong khi bốc xếp vật liệu đào và tại các khu vực đào, đắp. Tuy nhiên cần tránh tưới quá nhiều nước.
- Khi sử dụng các biện pháp dập bụi, cấm không được dùng dầu, tránh dùng muối và các dung dịch muối ở gần sông.
- Đối với các công việc có liên quan tới cát thì chú ý tới tốc độ và chiều gió để tránh cát bay về phía công trường hay khu dân cư, nhà ở.
- Trong khi đổ hay vận chuyển những vật liệu cát đá... nếu trông thấy cát bụi bốc lên cách hơn 2m từ nguồn thì được khắc phục ngay bằng cách dẫn bụi tới một bộ phận tiêu bụi và giảm chiều cao đổ các vật liệu xuống dưới 2m.
- Xi măng và các vật liệu hạt mịn được đưa đến dưới dạng hàng rời được chứa trong các xi-lô kín có gắn một thiết bị báo động mức cao.
- Tất cả các lỗ thông hơi trong xi-lô xi măng được gắn bộ phận lọc bằng vải phù hợp có cơ cấu làm sạch bằng lắc hoặc khí rung.
- Các băng chuyền được gắn các tấm chắn gió, và các điểm chuyển băng chuyền và các phễu đổ phải được bọc để giảm thiểu việc phát sinh bụi.
- Không được đốt các chất thải ở ngoài trời trừ đốt cành, cây và lá khô.
- Những vật vụn trong xây dựng cần tái sinh nếu có thể được.
- Các phương tiện rửa bánh xe được đặt tại mọi lối ra ngoài công trường để ngăn cản vật liệu bụi theo ra ngoài công trường và thải ra các đường công cộng. Nước rửa phải được lắng khỏi bùn, cát và được làm sạch ít nhất mỗi tuần 1 lần.
- Tất cả các xe có thùng hở mà chở vật liệu phát sinh bụi đều được gắn các tấm chắn xung quanh và đằng sau. Các vật liệu không được cao hơn tấm chắn và được che bằng một tấm vải nhựa sạch còn tốt.
- Tốc độ của các xe trong công trường không được vượt quá 15km/h để giảm việc khuấy bụi trong công trường. Xe chở cát khi qua thành phố phải có bạt che.
- Các hoạt động nổ phá cần được chuẩn bị tốt và chú ý ngăn ngừa hợp lý để giảm thiểu việc phát sinh bụi như: sử dụng lưới nổ, che vải bạt và tưới nước để tăng hàm lượng nước của vật liệu được làm nổ.
2. Nước
- Xây dựng các hố tự hoại, hố hóa học và các công trình thoát nhỏ. Không tháo nước thải từ một hố tự hoại trực tiếp vào nước mặt.
- Nước mưa chảy tràn qua khu vực thi công sẽ không được thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước có sẵn.
- Các công trình thoát nước sẽ được thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng.
- Kiểm tra thường xuyên các thiết bị, máy móc để ngăn ngừa rò rỉ xăng dầu. Việc thay dầu nhớt chỉ được tiến hành trong khu vực bảo dưỡng.
- Nước thoát ra từ các khu vực bảo dưỡng xe, khu vực sửa chữa máy móc và vũng nước rửa bánh xe được đi qua bộ phận thu dầu trước khi thải đi.
3. Tiếng ồn
- Các công việc thi công cách khu vực dân cư và bệnh viện trong vòng 50m được hạn chế chỉ tiến hành trong khoảng thời gian từ 6h đến 18h (trừ trường hợp có yêu cầu đẩy nhanh tiến độ từ phía CĐT và nhà thầu phải thi công tăng ca)
- Tất cả các nguồn gây ra tiếng ồn được bố trí càng xa càng tốt khu lán trại và nhà ở.
- Ngừng hoạt động của tất cả các máy có động cơ không dùng đến trong một khoảng thời gian nhất định.
- Sử dụng một số thiết bị giảm âm hiện đại nhất để giảm âm cho các thiết bị cơ khí chạy điện.
- Những thiết bị và máy hạng nặng được sử dụng ở trạng thái tốt để giữ cho độ ồn ở mức tối thiểu.
- Nếu một số công đoạn thi công buổi tối hoặc ban đêm thì chỉ được tiến hành những loại việc ít gây tiếng ồn.
- Những tín hiệu dùng ánh sáng ví dụ như tín hiệu nhấp nháy có thể thay thế cho còi hoặc chuông để thông báo việc thay ca, việc đổ bê tông hoặc việc cẩu hoặc các công việc khác ở công trường. Những tín hiệu báo động bằng âm thanh chỉ dùng chủ yếu để báo động khẩn cấp.
- Thường xuyên bảo dưỡng máy móc và chỉ được vận hành các máy móc hoạt động tốt.
- Nhà thầu sẽ sử dụng một Kế hoạch dự phòng cho trường hợp các khiếu nại và sự vượt quá độ ồn ào cho phép trong khi công việc đang thực hiện.
4. Chất thải
- Đối với các chất thải sinh hoạt, cần phải gom rác vào thùng sau đó dọn đi. Thùng rác có thể bằng kim loại hay bằng nhựa có nắp đậy, hoặc bằng chất dẻo chuyên dụng.
- Để thu gom rác sinh hoạt, dùng xe tải chuyên dụng chở rác, chở đất hay cốt liệu.
- Chất thải trong quá trình thi công sẽ được chứa và tập kết trong các khu vực đã được quây lại. Khu vực chứa chất thải được chủ công trình chấp thuận và đặt xa các khu vực dân cư, nước mặt nước ngầm hoặc các khu vực ven bờ.
- Nhà thầu sẽ phân tách các vật liệu xây dựng thải ra ở công trường để tạo điều kiện tái sử dụng, tái chế.
- Dầu, hóa chất, sơn thải... được thu thập và tồn trữ trong các khu vực được quây lại để bán lại hoặc tái sử dụng.
- Nhà thầu sẽ ký Hợp đồng với công ty Môi trường địa phương để thu thập và gom chất thải sinh hoạt.
- Có thể khử một số loại chất thải ngay tại công trường bằng cách chôn. Chỗ chôn chất thải được thiết kế phù hợp với giấy phép của các cơ quan có chức năng.
5. Các hàng hóa nguy hiểm và hóa chất
- Các sản phẩm dầu mỏ, dầu bôi trơn và các sản phẩm khác gây nhiễm phải được cất trữ tại những chỗ an toàn, xa dòng nước. Chỗ cất trữ phải cách xa 200m đến các dòng
nước và vùng ẩm ướt. Chỗ cất trữ không được nằm trong vùng bị ngập lụt. Ngoài ra xét hướng gió chủ đạo cũng như các đặc trưng địa chất thủy văn.
- Bể chứa sản phẩm dầu mỏ được bao quanh bằng hào chứa sao cho khi xảy ra sự cố tràn đổ sản phẩm thì chỉ nằm trong hào vây này.
- Chỗ cất trữ phải được đánh dấu rõ để tránh xe cộ và thiết bị xây dựng va chạm với bể chứa.
- Mọi bể chứa phải được đóng kín khi không dùng đến. Vật chứa trong bể phải được lấy hết một cách an toàn khi kết thúc công trình.
- Trường hợp tràn đổ một sản phẩm gây ô nhiễm, nhanh chóng chấm dứt tràn đổ và khoanh vùng khống chế sản phẩm đã đổ, sau đó tiến hành thu hồi sản phẩm và khử bỏ chất thải cũng như khôi phục lại địa điểm. Đối với sự cố trên đất có thể khoanh vùng bằng cách đắp đê giữ chung quanh chất nhiễm hoặc đào hào. Đối với trên nước có thể dùng các rào chắn nổi bằng rơm hay vật liệu hút.
- Khi chất gây nhiễm đã được gom lại, tiến hành thu hồi nó bằng thiết bị có sẵn như: những chất hút, thùng, bơm, xẻng...
- Đất bị nhiễm phải được lấy đi nếu có nguy cơ làm ô nhiễm nước ngầm. Đất này được để vào nơi đã dự kiến. Nếu không có chỗ an toàn thì đất ô nhiễm phải được che bạt hay để trong nhà kho.
6. Các nguồn sinh thái, các nguồn có giá trị khảo cổ, lịch sử
- Việc sử dụng máy móc khi xây dựng có thể làm lộ ra các di tích có giá trị khảo cổ, cổ sinh vật hoặc lịch sử. Trong trường hợp này nhân viên của Nhà thầu lập tức báo cáo ngay cho người giám sát công trường về các khám phá này. Các di tích có thể có giá trị rất lớn và cần thực thi những biện pháp sau để bảo vệ và giữ gìn chúng:
+ Báo cáo cho các cấp chính quyền.
+ Bảo vệ địa điểm bằng cách đánh dấu trên hiện trường. + Tiếp tục công việc trở lại.
+ Ngoài ra trong lúc thi công cũng cần có những biện pháp để bảo vệ phong cảnh. + Các biện pháp này được thể hiện ngay trong bản vẽ và dự toán. Có thể khoanh vùng bảo vệ bằng một phương tiện thích hợp, có lối ra vào tự do cho người đi bộ, lối vào để kiểm tra, đo vẽ.
+ Đối với sự tác động đến sinh thái, các biện pháp sau đây sẽ được áp dụng để giảm thiểu:
+ Không được phá bất kỳ loài cây cỏ nào nằm trên các khu đất bên ngoài ranh giới công trường.
+ Hàng rào công trường phải được xây dựng tại ranh giới của tất cả công trường. + Nhà thầu bảo vệ tất cả các cây ở bên trong ranh giới công trường nếu chúng nằm ngoài diện tích xây dựng công trình và không ảnh hưởng tới việc thi công.
7. Các thủ tục trong trường hợp khẩn cấp về môi trường
Nhà thầu có trước một kế hoạch đề phòng đối với trường hợp khẩn cấp về môi trường, và phải trình lên cho các cơ quan có chức năng trước khi thi công. Cũng phải niêm
yết rõ ràng các biện pháp kiểm soát, phòng tránh tại nơi xảy ra trường hợp khẩn cấp về môi trường.
8. Sắp xếp mặt bằng
Việc thực hiện một công trường nói chung thường có văn phòng, kho bãi, xưởng sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị và chỗ để xe. Nếu dự án ở xa trung tâm đô thị thì xây dựng lán trại cho công nhân. Đi kèm theo đó là vấn đề cung cấp nước, quản lý nước thải, chất thải sinh hoạt cũng như chất thải thi công. Những vấn đề này sẽ có tác động tới môi trường.
Việc bố trí công trường đảm bảo sao cho gây xáo trộn ít nhất đến môi trường.
Tại công trường phải bố trí các hệ thống xử lý nước thải, chất thải sinh hoạt cũng như chất thải thi công. Thường xuyên kiểm tra, giữ sạch hiện trường và kiểm soát sâu bọ, côn trùng.