CÔNG TÁC THI CÔNG VUỐT NỐI ĐƯỜNG NGANG BÊ TÔNG 1 Khái quát về công việc:

Một phần của tài liệu THUYET MINH BPTC nop 1 (Trang 48 - 52)

1. Khái quát về công việc:

Hạng mục này bao gồm các công việc sau:

Cung cấp vật tư, vật liệu, máy móc thiết bị, nhân lực, để thi công vuốt nối đường ngang bằng bê tông xi măng C16 dày trung bình 10 cm

2. Khối lượng công việc:

Vuốt nối đường ngang bằng bê tông xi măng C16 dày trung bình 10 cm: 272,17 m2

3. Tổ chức thi công:

3.1. Yêu cầu với vật liệu

Đơn vị xin cam kết sẽ sử dụng vật tư, vật liệu trong quá trình thực hiện hợp đồng thi công công trình theo đúng yêu cầu của Chủ đầu tư và đúng qui định trong hồ sơ mời thầu.

a/ Yêu cầu đối với xi măng:

Nhà thầu sử dụng xi măng Bỉm Sơn, Bút Sơn hoặc Hoàng Thạch lấy lô xi măng nào của nhà máy đều phải có chứng chỉ, nhãn mác đầy đủ. Xi măng sử dụng cho công trình phải thoả mãn:

- Giới hạn bền nén sau 28 ngày với PC 30 = 30N/mm2, PC 40 = 40N/mm2, PC 50 = 50 N/mm2,

- Thời gian đông kết:

+ Bắt đầu không sớm hơn: 45 phút + Kết thúc không muộn hơn: 10 giờ

- Trên vỏ bao xi măng ngoài nhãn hiệu đăng ký phải có: + Tên mác xi măng theo tiêu chuẩn.

+ Khối lượng bao và số lô xuất hàng.

- Công tác vận chuyển và bảo quản xi măng tuân thủ theo TCVN 2682-1992.

- Khi sử dụng các loại xi măng cho công trình thuỷ lợi, nhà thầu sẽ có chứng chỉ chất lượng xi măng và được thiết kế và Chủ đầu tư chấp thuận.

- Xi măng dùng cho công trình đến đâu, nhà thầu cung ứng vận chuyển đến đó để tránh lu kho lâu ngày tại hiện trường.

b/ Yêu cầu đối với cát:

Cát phục vụ thi công công trình nhà thầu lấy tại Việt Trì thuộc bãi sông Hồng. + Cát thiên nhiên sử dụng làm vật liệu cho bê tông là cát vàng thoả mãn những yêu cầu kỹ thuật trong đồ án thiết kế quy định: 14 TCN 68 - 2002 và QPTL D6-78 (QP kỹ thuật thi công và nghiệm thu các kết cấu bê tông và BTCT công trình thuỷ lợi).

Cát dùng cho công trình là cát phù hợp theo tiêu chuẩn QPTL D6-78 và phải theo đúng tiêu chuẩn 14TCN 68-2002 nh sau :

- Lượng tạp chất sét bùn không quá 5%.

- Cát để trộn vữa xây đá có đường kính lớn không quá 5mm, để trát lớp ngoài không quá 1,2mm, lớp trong không quá 2,5mm.

- Cát trộn bê tông có lợng hạt lớn hơn 5mm tính bằng % khối lợng không lớn hơn 10%.

- Trong cát không cho phép có đất hoặc màng đất bao quanh hạt cát

- Yêu cầu về quy cách thành phần chất lợng và vận chuyển, bảo quản cát phải theo đúng tiêu chuẩn 14 TCN 68-88.

c/ Yêu cầu đối với đá dăm, đá hộc:

+ Đối với đá dăm:

Nhà thầu lấy đá dăm tại mỏ đá Phủ Lý( Hà Nam)

Đá dăm sử dụng là loại đá dăm có cường độ kháng nén và khối lượng riêng theo quy định của tiêu chuẩn: 14TCN 70-2002, QPTL D6-78, TCVN 1771-87 đồng thời theo các qui định sau:

- Mỗi cỡ hạt hoặc hỗn hợp vài cỡ phải có đường biểu diễn thành phần hạt nằm trong vùng cho phép của tiêu chuẩn 14 TCN 70-88.

- Cường độ chịu nén của nham thạch làm ra đá dăm phải >1.5 lần mác bê tông cần chế tạo (đối với bê tông có mác < 250#).

- Hàm lượng hạt mềm yếu và phong hoá trong đá dăm không được > 10% theo khối lượng.

- Hàm lợng bùn, bụi, sét trong đá dăm không đợc > 1% theo khối lượng (xác định bằng phương pháp rửa). Không cho phép có những cục đất sét, gỗ mục, lá cây, rác rởi và lớp màng đất sét bao quanh các đá dăm.

- Đá dăm không bảo đảm yêu cầu, không đợc đưa vào sử dụng.

d. Biện pháp cung cấp bê tông.

Bê tông được trộn bằng máy trộn 500 lít theo đúng thiết kế mẫu

e. Biện pháp thi công đổ mặt đường bê tông xi măng.

-Trước khi đổ bê tông: kiểm tra lại hình dáng, kích thước, khe hở của ván khuôn. Chuẩn bị các ván gỗ để thi công.

- Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 1,5m - 2m để tránh phân tầng bê tông. - Khi đổ bê tông phải đổ theo trình tự đã định, đổ từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, bắt đầu từ chỗ thấp trước, đổ theo từng lớp, xong lớp nào đầm lớp ấy.

- Dùng đầm bàn cho bê tông mặt đường.

- Chiều dày lớp đổ bê tông tuân theo bảng 16 TCVN4453: 1995 để phù hợp với bán kính tác dụng của đầm.

- Bê tông phải đổ liên tục không ngừng tuỳ tiện, trong mỗi kết cấu mạch ngừng phải bố trí ở những vị trí có lực cắt và mô men uốn nhỏ.

- Khi trời mưa phải che chắn, không để nước mưa rơi vào bê tông. Trong trường hợp ngừng đổ bê tông qua thời hạn qui định ở bảng 18 TCVN 4453:1995.

f. Đầm bê tông :

Đầm bê tông là nhằm làm cho hỗn hợp bê tông được đặc chắc, bên trong không bị các lỗ rỗng, bên mặt ngoài không bị rỗ, và làm cho bê tông bám chặt vào cốt thép. Yêu cầu của đầm là phải đầm kỹ, không bỏ sót và đảm bảo thời gian, nếu chưa đầm đủ thời gian thì bê tông không được lèn chặt, không bị rỗng, lỗ. Ngược lại, nếu đầm quá lâu, bê tông sẽ nhão ra, đá sỏi to sẽ lắng xuống, vữa ximăng sẽ nổi lên trên, bê tông sẽ không được đồng nhất.

Đối với nền bê tông thì dùng đầm bàn để đầm, khi đầm mặt phải kéo từ từ, các dải chồng lên nhau 5-10cm. Thời gian đầm ở 1 chỗ khoảng 30-50s

g. Bảo dưỡng bê tông :

Bảo dưỡng bê tông tức là thực hiện việc cung cấp nước đầy đủ cho quá trình thuỷ hoá của xi măng-quá trình đông kết và hoá cứng của bê tông. Trong điều kiện bình thường. Ngay sau khi đổ 4 giờ nếu trời nắng ta phải tiến hành che phủ bề mặt bằng để tránh hiên tượng ‘trắng bề mặt’ bê tông rất ảnh hưởng đến cường độ nhiệt độ 15oC trở lên thì 7 ngày đầu phải tưới nước thường xuyên để giữ ẩm, khoảng 3 giờ tưới 1 lần, ban đêm ít nhất 2 lần, những ngày sau mỗi ngày tưới 3 lần. Tưới nước dùng cách phun (phun mưa nhân tạo), không được tưới trực tiếp lên bề mặt bê tông mới đông kết. Nước dùng cho bảo dưỡng, phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật như nước dùng trộn bê tông. Trong suốt quá trình bảo dưỡng, không để bê tông khô trắng mặt.

CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO ATGT, ATLĐ, VSMT,PHÒNGCHỐNG CHÁY NỔ VÀ PHÒNG CHỐNG CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI PHÒNGCHỐNG CHÁY NỔ VÀ PHÒNG CHỐNG CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI

Cùng với thiết kế tổ chức thi công, đảm bảo chất lượng công trình là việc xây dựng các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người, thiết bị thi công và các biện pháp đảm bảo vệ sinh công nghiệp.

Một phần của tài liệu THUYET MINH BPTC nop 1 (Trang 48 - 52)