- Công suất tác dụng và công suất phản kháng truyền trên đường dây 25: P25 = P5 = 17,1 (MW)
CHƯƠNG 4: TÍNH TỔN THẤT CÔNG SUẤT, ĐIỆN NĂNG, ĐIỆN ÁP VÀ SƠ ĐỒ NỐI ĐIỆN CÁC TRẠM
4.3.2 Sơ đồ nối điện của các trạm hạ áp a) Trạm loại I với lưới hình tia
a) Trạm loại I với lưới hình tia
Sơ đồ được chọn phải đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện, cấu tạo đơn giản, vận hành
linh hoạt và đảm bảo tuyệt đối an toàn khi thao tác. Sơ đồ cầu được áp dụng khi có bốn mạch. Đặc điểm của sơ đồ này là số máy cắt ít hơn số mạch mà tính đảm bảo vẫn không kém. Ta có thể chọn sơ đồ cầu theo điều kiện sau:
Chọn theo chiều dài đường dây:
- Khi l ≥ 70km ta sử dụng sơ đồ cầu trong. Trong sơ đồ này về phía cao áp của máy biến áp không đặt máy cắt. Khi ngắn mạch trên một đường dây nào chỉ có đường dây đó
bị mất điện, các máy biến áp vẫn làm việc bình thường. Nhưng khi sự có trong máy biến áp thì một đường dây tạm thời bị mất điện. Như vậy sơ đồ này chỉ thích hợp cho các trạm biến áp ít phải đóng cắt máy biến áp và chiều dài đường dây lớn.
- Khi l ≤ 70km ta sử dụng sơ đồ cầu ngoài. Trong sơ đồ này về phía đường dây không có máy cắt mà chỉ có dao cách ly. Khi sửa chữa hay sự cố một máy biến áp, hai đường dây vẫn làm việc bình thường. Ngược lại khi sửa chữa hay sự cố một đường dây thì một máy biến áp tạm thời bị mất điện. Sơ đồ này chỉ thích hợp cho các trạm thường xuyên phải đóng cắt máy biến áp và chiều dài đường dây ngắn.
Hình 4.2: Sơ đồ cầu trong và cầu ngoài
Hai phụ tải 3 và 6 ta chọn sơ đồ cầu ngoài vì các đường dây đều có chiều dài nhỏ hơn 70km và sử dụng hai MBA vận hành song song.
Đối với các phụ tải 1, 2, 4 và 5 chúng ta chọn sơ đồ bộ đường dây – máy biến áp :
Hình 4.3: Sơ đồ bộ đường dây - máy biến áp