Từ trường trị liệu:

Một phần của tài liệu Một số ứng dụng hiệu ứng điện từ trong công nghệ hiện đại (Trang 30 - 33)

1) Định nghĩa:

Từ trường trị liệu (magneto theraphy) là một phương pháp điều trị không cần dùng thuốc, thuộc ngành vật lý trị liệu. [4] Đây là một hệ thống điều trị bằng cách sử dụng các nam châm, sắt từ, thậm chí là các dung dịch từ tính, phương pháp trị liệu này rất hiệu quả trong nhiều trường hợp như trương lực cơ, đau cơ vì nó có khả năng loại thải đau nhức ra khỏi cơ thể.

Ưu điểm của phương pháp từ trường trị liệu: Không gây đau đớn cho người bệnh, không gây nhiễm siêu vi gan và AIDS, không gây biến đổi cấu trúc tế bào và hiện tượng dị sản.

2) Tác động của từ trường lên cơ thể sống: [5]

- Dưới tác động của từ trường thì lưu lượng máu tǎng lên sẽ làm tǎng khả nǎng chuyển tải oxy, cả hai việc này giúp cho khả nǎng chữa bệnh của cơ thể tǎng lên.

- Việc thay đổi sự di chuyển của ion calci: từ trường có thể đưa ion calci tới để điều trị chỗ xương bị gãy chỉ mất nửa thời gian so với bình thường hoặc có thể giúp cho việc lấy calci khỏi khớp xương bị viêm hoặc khớp xương bị đau. - Sự cân bằng pH của những thể dịch khác nhau trong cơ thể (thông thường mất

sự cân bằng pH xảy ra khi ốm) dường như có thể làm thay đổi nhờ từ trường. - Sự sản xuất hormon từ các tuyến nội tiết có thể hoặc tǎng lên hoặc giảm

xuống nhờ sự kích thích của từ trường.

- Sự thay đổi hoạt động của men và những quá trình sinh hóa khác.

3) Tác dụng điều trị của từ trường: [6]

- Chống viêm (nhiễm khuẩn và không nhiễm khuẩn). - Giảm phù nề.

- Giảm đau.

- Tǎng tuần hoàn ngoại vi và điều chỉnh áp lực động mạch. - Điều hòa hoạt động thần kinh thực vật.

- Giảm độ nhớt máu, hạn chế kết dính tiểu cầu. - Kích thích miễn dịch không đặc hiệu.

- Hạn chế lắng đọng cholesterol, hạn chế hình thành sỏi. - Kích thích tân tạo vi mạch, tái tạo tổ chức.

- Kích thích phát triển xương, hạn chế thưa xương.

4) Phát hiện mầm bệnh bằng từ trường quay: [7]

Dùng từ trường quay để phát hiện tác nhân gây bệnh là một kỹ thuật mới của các nhà khoa học Mỹ. Theo nhóm nghiên cứu, phương pháp này có độ nhạy rất cao và có thể phát hiện nhiều mầm bệnh khác nhau trong cùng 1 mẩu xét nghiệm.

Nhóm nghiên cứu của 2 trường Đại học Purdue và Duke đang phát triển kỹ thuật dùng từ trường quay để cùng lúc phát hiện nhiều

“pathogen” – tức mầm bệnh, cụ thể là những tác nhân gây bệnh, đặc biệt là các vi sinh vật sống như vi khuẩn, vi-rút hoặc nấm.

Theo kỹ thuật này, khi được đặt trong từ trường quay, những phần tử từ tính (magnetic particle) có mang kháng thể sẽ hút các pathogen có trong mẫu xét nghiệm, và khi đã hút xong, những phần tử này sẽ bị chia tách ra tùy theo kích thước của chúng và tốc độ quay của từ trường.

Giáo sư Gil Lee, chuyên gia kỹ thuật hóa học và y sinh học của Đại học Purdue, giải thích: “Những phần tử từ tính có kích thước tính theo micro mét (1 phần triệu mét) sẽ được bao bọc bởi các kháng thể có khả năng nhận diện những pathogen nhất định. Và những phần tử này được phân tán trong mẫu máu của bệnh nhân”.

Những phần tử từ tính này có đặc điểm “siêu thuận từ” (superparamagnetism), tức là chúng chỉ chuyển sang trạng thái có từ tính khi được đặt trong một từ trường. Do đó, khi được hòa lẫn vào mẫu xét nghiệm, chúng không hút nhau và kết lại thành khối, nhưng khi từ trường quay bắt đầu hoạt động, những phần tử đó mới trở nên có từ tính.

Khi mẫu xét nghiệm có chứa những phần tử từ tính có mang kháng thể được đặt vào từ trường quay – được tạo ra bởi 1 microchip (mạch vi xử lý) chứa các đĩa kim loại cực nhỏ, 3 nam châm điện và các công cụ khác – thì những pathogen khác nhau có trong mẫu xét nghiệm sẽ bị hút bởi những phần tử từ tính có các kích thước khác nhau.

Do đó, kỹ thuật mới này có thể phân tách có chọn lọc các phần tử từ tính theo kích thước, và nhờ đó có thể chẩn đoán sự hiện diện của nhiều mầm bệnh có thể có trong cùng một mẫu xét nghiệm.

Giáo sư Lee giải thích tiếp: “Khi từ trường quay hoạt động ở một tốc độ nhất định, chúng ta sẽ tách những phần tử từ tính có những kích thước nhất định. Vì thế, bằng cách thay đổi tốc độ quay của từ trường, chúng ta sẽ tách được những phần tử đã hút pathogen ra khỏi phần còn lại của mẫu xét nghiệm”.

Các chuyên gia gọi kỹ thuật mới này là “non-linear magnetophoretic separation” (tạm dịch: phân tách bằng sự chuyển điện từ phi tuyến tính).

Nhóm nghiên cứu cho biết kỹ thuật này đã mang lại kết quả tốt trong các thử nghiệm vừa qua.

Theo tiến sĩ Hao Shang, thuộc Đại học Purdue, lợi thế của phương pháp này là nó có thể cùng lúc phân tách và nhận diện nhiều pathogen, với độ nhạy có thể cao gấp 1 triệu lần so với phương pháp “xét nghiệm miễn dịch trên pha rắn” (solid phase immunoassays) đang được sử dụng phổ biến hiện nay

Một phần của tài liệu Một số ứng dụng hiệu ứng điện từ trong công nghệ hiện đại (Trang 30 - 33)