- Sảnphẩm cao cấp: Trong 3 năm (2004 – 2006) tuy sảnphẩm cao cấp tiêu th ụ mạnh hơn sản phẩm thô nhưng lại có sự biến động liên t ục Vào năm 2004 tổ ng
4.3.1 Phân tích chung tình hình thực hiện chi phí của công ty trong 3 năm
(Nguồn:Báo cáo tài chính của công ty Cafatex)
Bảng 4.13:TÌNH HÌNH CHI PHÍ CHUNG CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN (2004-2006)
ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 05/04 Chênh lệch 06/05 Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Mức % Mức % Giá vốn hàng bán 1.106.368,38 939.762,67 811.121,54 (166.605,71) (15,06) (128.641,13)(13,69) Chi phí tài chính 17.389,06 22.966,35 23.922,97 5.577,29 32,07 956,62 4,17 Chi phí quản lý doanh nghiệp 11.799,42 15.156,29 13.996,57 3.356,87 28,45 (1.159,72) (7,65) Chi phí bán hàng 39.672,67 72.581,08 38.359,47 32.908,41 82,95 (34.221,61)(47,15) Chi phí khác 2.110,88 2.071,19 4.856,85 (39,69) (1,88) 2.785,66 134,50 Tổng chi phí 1.177.340,41 1.052.537,58 892.257,40 (124.802,83) (10,60) (160.280,18)(15,23)
Biểu đồ 4.4: Biến động chi phí của công ty qua 3 năm (2004 – 2006)
Qua số liệu của bảng trên cho thấy tình hình thực hiện chi phí của công ty trong ba năm
qua luôn giảm. Tổng chi phí thực hiện năm 2005 là 1.052.537,58 triệu đồng giảm so với năm
2004 một khoảng 124.802,83 triệu đồng tương đương 10,6 % và tổng chi phí năm 2006 là
892.257,4 triệu đồng thấp hơn so với năm 2005 một khoảng 160.280,18 triệu đồng tức là giảm 15,23 %. Trong đó:
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp qua các năm có sự biến động mạnh. Cụ thể: Năm 2005 so với năm 2004 thì chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 28,45%
tương đương với số tiền là 3.356,87 triệu đồng và chi phí bán hàng tăng 82,95% tương đương
32.908,41 triệu đồng . Năm 2006 so với năm 2005 thì chi phí quản lý doanh nghiệp giảm
7,65% tương đương 1.159,72 triệu đồng và chi phí bán hàng giảm 47,15% tương đương
34.221,61 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng mạnh vào năm 2005 là do:
Thứ nhất, chi phí vận chuyển, phí bốc xếp. Vì tại thời điểm này giá xăng, dầu gia
tăng ở nước ta và cả trên toàn thế giới mà công ty Cafatex chủ yếu là xuất khẩu hàng thủy sản ra nước ngoài nên dẫn đến tình trạng chi phí vận chuyển nước ngoài và cả trong nước
đã vượt qua mức bình thường so với những năm trước.
Thứ hai, là chi phí quản lý của công ty gồm rất nhiều phần như là lương nhân viên
này đều biến động khá mạnh theo chiều hướng tăng dần qua từng năm. Đặc biệt, nước ta ngày càng phát triển mạnh nên người dân đòi hỏi nhiều hơn về mặt vật chất và giá cả của các mặt hàng tiêu dùng trong xã hội cũng tăng cao, vì vậy, nếu công ty muốn nhân viên của mình làm việc năng động hơn, có hiệu quả hơn thì chắc chắn một điều là lương công nhân
phải tăng lên nhằm kích thích đội ngũ nhân viên của công ty làm việc hăng say hơn và tốt
hơn nữa. Do đó, phần chi phí về lương nhân viên của công ty đã tăng lên rất nhiều so với
trước đây.
Ngoài ra, trong thời gian này công ty cũng đẩy mạnh việc quảng cáo, tiếp thị nên chi phí quảng cáo cũng tăng lên kéo theo sự gia tăng của chi phí bán hàng.
Đến năm 2006 sản lượng thủy sản xuất khẩu ra nước ngoài giảm mạnh làm cho chi phí bán hàng giảm mạnh, bên cạnh đó công ty cũng có những chính sách tiết kiệm chi phí vì thế làm cho chi phí năm 2006 giảm so với năm 2005.
- Chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác cũng góp phần khá lớn trong tổng chi phí của công ty. Công ty ngày càng phát triển mạnh nên đòi hỏi nguồn vốn phải đầu tư vào công ty ngày càng nhiều. Từ đó, nhiều chi phí bắt đầu phát sinh nên bắt buộc công ty phải vay ngân hàng một phần vốn nào đó để đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh của công ty, trong phần chi phí tài chính thì chi phí trả lãi vay chiếm phần rất lớn ví dụ như: Năm 2005
tăng so với năm 2004 là 18.894,71 triệu đồng, tương đương 18,52% làm cho chi phí tài chính của năm 2005 tăng 32,07% so với năm 2004 tương đương với số tiền là 5.577,29 triệu
đồng. Đến năm 2006 thì chi phí chi trả cho lãi vay là 18.850,74 triệu đồng giảm nhẹ so với
năm 2005 tương đương một số tiền 43,97 triệu đồng tức là giảm 0,23% nhưng vẫn làm cho chi phí tài chính của năm 2006 tăng 4,17% tương đương 956,62 triệu đồng. Ngoài ra, vào
năm 2005 các khoản chi phí khác giảm 1,88% so với năm 2004 tương đương với số tiền là 39,69 triệu đồng đến năm 2006 thì tăng 134,5% tương đương 2.785,66 triệu đồng nhưng
cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến tổng chi phí của công ty vì giá vốn hàng bán giữ vị trí rất lớn trong tổng chi phí của công ty
- Năm 2005, giá vốn hàng bán của công ty là 939.762,6 triệu đồng giảm so với năm
2004 một khoảng 166.605,71 triệu đồng tương đương 15,06% và năm 2006 công ty có giá vốn hàng bán là 811.121,54 triệu đồng so với năm 2005 thì giá vốn này đã giảm xuống 128.641,13 triệu đồng tức là giảm đi 13,69%. Nguyên nhân giá vốn giảm hay tăng là tuỳ
mà công ty khó có thể chủ động, vì nhiều lý do như là đơn đặt hàng nhiều hoặc ít, nguyên liệu đầu vào mà công ty mua được. Do đó, công ty cần phải tính toán thật kỹ về thời điểm, sản lượng đặt hàng, chi phí vận chuyển như thế nào cho hợp lý để không làm chi phí này tăng
cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
Nhìn chung, tình hình chi phí của Cafatex trong ba năm vừa qua (2004-2006) biến
động theo chiều hướng tốt và càng về sau chi phí của công ty càng giảm. Tuy nhiên cũng
không thể kết luận vội là công ty thực hiện chi phí tốt vì trong năm 2005 và năm 2006, đặt biệt là năm 2005 sản lượng xuất ra giảm mạnh trong khi đó giá vốn hàng bán chỉ giảm nhẹ
chứng tỏ công ty đã không kiểm soát được giá mua nguyên liệu đầu vào.