III Một số nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp.
1.1. Số lượng, chất lượng sản phẩm doanh nghiệp .
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển ngoài việc phát huy tối đa khả năng sản xuất thì vấn đề về chất lượng phải được coi trọng để góp phần làm tăng uy tín trong tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp . Khách hàng ln có nhu cầu cao hơn về một loại sản phẩm, vì thế nếu doanh nghiệp khơng có biện pháp đổi mới cơng nghệ sản xuất – kỹ thuật sản xuất, đưa ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng thì sớm hay muộn doanh nghiệp sẽ bị đào thải nhất là khi xuất hiện những đối thủ cạnh tranh. Chất lượng sản phẩm đang là một trong những vũ khí cạnh tranh hữu hiệu nhất giữa các nhà sản xuất.
Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng, việc thực hiện sản xuất theo đúng kế hoạch về mặt số lượng cũng ảnh hưởngkhông nhỏ tới tiêu thụ sản phẩm . Bởi vì nếu sản xuất quá nhiều sản phẩm hàng hố thì doanh nghiệp sẽ khơng tiêu thụ hết và lúc đó hàng hố sẽ tồn đọng trong kho, vốn lưu động sẽ không được luân chuyển và tái sản xuất sẽ gặp trở ngại. Nhưng nếu sản xuất q ít sản phẩm thì lúc đó doanh nghiệp sẽ khơng đủ cung cấp hàng hố cho thị trường và lúc này các đối thủ cạnh tranh sẽ nhảy vào chiếm lĩnh thị trường làm cho thị phần của doanh nghiệp sẽ bị giảm.
1.2. Giá cả sản phẩm bán ra.
Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, giá cả biểu hiện tổng hợp các quan hệ cung cầu, tích luỹ và tiêu dùng, là quan hệ kinh tế là tiêu chuẩn lựa chọn của doanh nghiệp. Giá bán sản phẩm là nhân tố ảnh hưởng lớn đến khối lượng sản phẩm hàng hố tiêu thụ . Chúng có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau, giá bán càng tăng thì khối lượng hàng hố tiêu thụ càng giảm và ngược lại. Doanh nghiệp không thể tự áp đặt một mức giá riêng cho sản phẩm của mình một cách chủ quan mà phải đặt giá sản phẩm hàng hố của mình theo giá của mặt bằng thị trường (ở đây không xét đến các cơng ty độc quyền) vì vậy doanh nghiệp cần
quyết định về kế hoạch sản xuất sản phẩm hàng hoá tiêu thụ và giá cả của chúng như thế nào cho hợp lý và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
1.3. Phương thức thanh toán.
Khi chấp nhận tiêu dùng sản phẩm thì khách hàng sẽ lựa chọn loại sản phẩm hàng hố nào có phương thức thanh tốn phù hợp với họ. Vì vậy, nếu doanh nghiệp đa dạng hoá các phương thức thanh toán đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác thanh tốn thì sẽ lơi kéo được nhiều khách hàng đến với mình hơn. Trong trường hợp nhiều doanh nghiệp sản xuất và bán cùng một loại sản phẩm với cùng một mức giá cả và chất lượng thì các điều kiện trong phương thức thanh tốn có thể trở thành yếu tố quyết định đối với việc lựa chọn cuối cùng của người mua.
Mỗi phương thức thanh tốn đều có những lợi thế và bất lợi khác nhau, do vậy doanh nghiệp cần phải năng động trong việc áp dụng đối với mỗi đối tượng khách hàng một phương thức thanh toán riêng cho phù hợp. Khi đó, khơng những hai bên cùng có lời mà doanh nghiệp phần nào đó thu hút thêm được nhiều khách hàng hơn và giảm được tỷ lệ vốn bị chiếm dụng.
1.4. Bộ máy tổ chức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp .
Nếu doanh nghiệp có bộ máy tổ chức quản lý tốt sẽ có tác động đến cả hoạt động thương mại đầu vào và thương mại đâù ra. Bộ máy quản lý là uy tín, thể diện cũng như bộ mặt của cơng ty nó tạo ra nề nếp tổ chức cũng như định hướng cho hầu hết các công việc trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Bộ máy tổ chức quản lý không chỉ điều hành công tác sản xuất mà bộ máy này còn trực tiếp điều chỉnh hoạt động tiêu thụ một cách thông suốt về cả khối lượng sản phẩm tiêu thụ đến các hình thức giao nhận hàng và phương thức thanh toán từ cấp cao nhất là doanh nghiệp cho đến các đơn vị nhỏ nhất của mạng lưới tiêu thụ như là các cửa hàng, đại lý, người bán buôn, người bán lẻ.
Con người là yếu tố quan trọng nhất thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp. Chỉ với những con người có năng lực và tâm huyết, doanh nghiệp mới có khả năng lựa chọn đúng cơ hội và sử dụng có hiệu quả các yếu tố như vốn, tài sản, kỹ thuật, công nghệ…để khai thác các cơ hội kinh doanh đó . Để đánh giá và phát triển tiềm năng con người, doanh nghiệp cần chú ý tới các chỉ tiêu sau: khả năng thu hút và đào tạo một lực lượng có năng suất, có khả năng phân tích và sáng tạo, chiến lược con người và phát triển nguồn nhân lực .
1.6. Mở rộng mạng lưới các cửa hàng, đại lý phân phối sản phẩm .
Các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các đại lý phân phối của doanh nghiệp chính là nơi giao dịch mua bán trực tiếp giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Chính tại đây sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp sẽ được phát đi khắp nơi, doanh nghiệp cần phải có mạng lưới tiêu thụ này thì mới có thể tiêu thụ được sản phẩm hàng hố của mình xuất ra từ đó mới có được doanh thu và lợi nhuận. Hơn nữa, tại đây một yếu tố hết sức quan trọng đó là các nhân viên bán hàng, chính họ sẽ là người trực tiếp thay mặt cho doanh nghiệp giới thiệu, quảng cáo, hướng dẫn và bán sản phẩm hàng hố của doanh nghiệp cho người tiêu dùng. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải mở rộng mạng lưới tiêu thụ ở khắp nơi cũng như việc đầu tư trang thiết bị để nâng cao chất lượng của mạng lưới này và đồng thời cũng phải đào tạo một cách chuyên nghiệp để nâng cao chất lượng phục vụ của các nhân viên tại các đại lý, cửa hàng này từ đó mới có khả năng nâng cao được sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
1.7. Các yếu tố khác.
Ngồi các nhân tố chính trên thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm cịn chịu ảnh hưởng của một số nhân tố khác.
- Mức độ đa dạng hoá các loại sản phẩm : Đây cũng là một nhân tố có ảnh
hưởng lớn tới sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chỉ sản xuất một loại sản phẩm và sản phẩm đó chỉ có một mẫu mã, một kích thước thì sản
phẩm đó của doanh nghiệp sẽ sớm bị đào thải tức là khả năng tiêu thụ sẽ giảm dần và đến một mức nào đó thì sẽ khơng bán được nữa. Bởi vì các đối thủ khác sẽ tung ra thị trường sản phẩm tương tự có chất lượng và giá cả giống như sản phẩm của doanh nghiệp nhưng các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh sẽ có mẫu mã ln thay đổi, sản phẩm của họ sẽ có nhiều tính năng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hơn.
- Cơ cấu mặt hàng, khả năng kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm : Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì ln phải có một cơ cầu mặt hàng hợp lý lúc đó doanh nghiệp sẽ chú trọng vào sản xuất tiêu thụ các mặt hàng truyền thống có thế mạnh của mình, những mặt hàng mà nhu cầu thị trường đang địi hỏi nhiều nhất. Cịn các sản phẩm khác thì sản xuất để tiết kiệm nguyên vật liệu, máy móc thiết bị để cho chúng khơng có thời gian dỗi. Đối với các sản phẩm mà doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận từ việc tiêu thụ chúng thì doanh nghiệp cần phải có biện pháp kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm đó từ đó thu thêm được nhiều lợi nhuận hơn.
- Mức độ kiểm tra các kênh phân phối: Doanh nghiệp làm tốt cơng tác
nàythì doanh thu thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm càng lớn. Việc kiềm tra càng gắt gao thì các kênh phân phối, các mạng lưới tiêu thụ sẽ nghiêm chỉnh chấp hành quy chế cũng như mệnh lệnh từ doanh nghiệp đưa xuống từ đó mới có thể thu hút thêm được khách hàng cho doanh nghiệp cũng như sẽ giảm được sự thất thoát hàng hoá trên đường đi tiêu thụ.
- Các dịch vụ sau bán hàng: Các dịch vụ đó như là vận chuyển sản phẩm
đến cho khách hàng, hướng dẫn, sử dụng, bảo hàng, bảo dưỡng. Khi mà các đối thủ cạnh tranh với nhau một cách khốc liệt sản phẩm của các đối thủ đều có chất lượng, giá cả sản phẩm tương đương nhau thì các dịch vụ sau bán hàng này là một yếu tố rất lớn quyết định sự thành công của doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh .