Sơ đồ nối điện chính nhà máy Nhiệt điện

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kế lưới điện EPU 2021 (Trang 51)

Sơ đồ trạm nhà máy Nhiệt điện là trạm tăng áp từ cấp điện áp máy phát lên cấp điện áp truyền tải của lưới điện. Đây là trạm biến áp quan trọng nhất của hệ thống. Nhà máy chỉ có hai cấp điện áp do đó ta chọn cách nối bộ máy phát – máy biến áp lên thẳng hai hệ thống thanh góp.

Đối với trạm nguồn của nhà máy điện ta chọn sơ đồ hai hệ thống thanh góp có máy cắt liên lạc. Đối với sơ đồ này, khi sửa chữa dao cách ly, máy cắt hoặc khi sự cố trên mạch nào thì chỉ mạch đó mất điện trong thời gian ngắn. Khi ngắn mạch trên hệ thống thanh góp thì các mạch liên quan cũng chỉ bị mất điện trong thời gian ngắn. Ngoài ra sơ đồ có hiệu quả kinh tế cao vì số lượng và dao cách ly tương đối ít.

53 4.3.2 Sơ đồ nối điện của các trạm hạ áp

a) Trạm loại I với lưới hình tia

Sơ đồ được chọn phải đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện, cấu tạo đơn giản, vận hành linh hoạt và đảm bảo tuyệt đối an toàn khi thao tác. Sơ đồ cầu được áp dụng khi có bốn mạch. Đặc điểm của sơ đồ này là số máy cắt ít hơn số mạch mà tính đảm bảo vẫn không kém. Ta có thể chọn sơ đồ cầu theo điều kiện sau:

Chọn theo chiều dài đường dây:

- Khi l ≥ 70km ta sử dụng sơ đồ cầu trong. Trong sơ đồ này về phía cao áp của máy biến áp không đặt máy cắt. Khi ngắn mạch trên một đường dây nào chỉ có đường dây đó bị mất điện, các máy biến áp vẫn làm việc bình thường. Nhưng khi sự có trong máy biến áp thì một đường dây tạm thời bị mất điện. Như vậy sơ đồ này chỉ thích hợp cho các trạm biến áp ít phải đóng cắt máy biến áp và chiều dài đường dây lớn.

- Khi l ≤ 70km ta sử dụng sơ đồ cầu ngoài. Trong sơ đồ này về phía đường dây không có máy cắt mà chỉ có dao cách ly. Khi sửa chữa hay sự cố một máy biến áp, hai đường dây vẫn làm việc bình thường. Ngược lại khi sửa chữa hay sự cố một đường dây thì một máy biến áp tạm thời bị mất điện. Sơ đồ này chỉ thích hợp cho các trạm thường xuyên phải đóng cắt máy biến áp và chiều dài đường dây ngắn.

54 Hai phụ tải 3 và 6 ta chọn sơ đồ cầu ngoài vì các đường dây đều có chiều dài nhỏ hơn 70km và sử dụng hai MBA vận hành song song.

Đối với các phụ tải 1, 2, 4 và 5 chúng ta chọn sơ đồ bộ đường dây – máy biến áp :

Hình 4.3: Sơ đồ bộ đường dây - máy biến áp

b) Trạm trung gian

Trạm trung gian là trạm có nhiệm vụ rất quan trọng, yêu cầu phải đám bảo tính liên tục, linh hoạt trong tổ chức, vận hành, sửa chữa trạm, bố trí đơn giản, ít tốn thiết bị, đảm bảo an toàn và kinh tế. Cơ sở chọn sơ đồ thanh góp trong các trạm phân phối và truyền tải:

 Căn cứ vào phương án nối dây của các trạm trong mạng điện.  Căn cứ vào số lộ vào trạm.

 Căn cứ vào số lượng MBA trong trạm.

Phương án tối ưu đã chọn gồm có 2 trạm trung gian: Trạm trung gian tại phụ tải số 3 cung cấp điện cho phụ tải 3, 6 và làm nhiệm vụ liên lạc giữa nhà máy với hệ thống; Trạm trung gian tại thanh góp của hệ thống (HT) để liên lạc với nhà máy và cấp điện cho các phụ tải 2, 4, 5.

Do vậy, ta chọn sơ đồ hệ thống hai thanh góp làm việc song song, phía 110kV dùng hệ thống hai thanh góp có máy cắt liên lạc.

55

Hình 4.5 Sơ đồ trạm trung gian tại phụ tải 3

c) Trạm liên thông

Đối với trạm tại phụ tải số 5, do là các trạm liên thông nên cần độ tin cậy cao, vì vậy ta sử dụng sơ đồ hai thanh góp.

56 Sơ đồ hệ thống điện

57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình lưới điện PGS. TS. Trần Bách - NXB GD

2. Lưới điện tập 1&2 Trần Bách – Nhà xuất bản KHKT -2005. 3. Giáo trình cung cấp điện - TS Ngô Hồng Quang - NXB GD

4. Ngô Hồng Quang: Sổ tay lựa chọn và tra cứu thiết bị điện từ 0,4-500 kV, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2007

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kế lưới điện EPU 2021 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)