- Công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định 3855/QĐ – BNN – TTr ngày 05/12/2008 của Bộ
6. Đánh giá về tình hình thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra 1 Ưu điểm.
- Mặc dù mới được thành lập và tổ chức nhân sự, trang thiết bị còn thiếu, song với sự hỗ trợ, hướng dẫn của Thanh tra Bộ, công tác thanh tra của Cục đã cơ bản được triển khai theo đúng kế hoạch đã đề ra.
- Cán bộ Thanh tra Cục đã có nhiều cố gắng học hỏi để bắt kịp với nhiệm vụ mới được giao, luôn cập nhật kịp thời những văn bản mới về công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhằm thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra hành chính và chuyên ngành.
- Công tác thanh tra tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm của ngành, chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra được nâng cao. Công tác phòng chống tham nhũng được triển khai kịp thời, coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, mục tiêu phòng ngừa là chính; bên cạnh đó cũng chú trọng đến việc xây dựng quy chế, nội quy nhằm ngăn ngừa hành vi tham nhũng xảy ra.
- Thanh tra Cục đã có nhiều cố gắng trong việc đề xuất, tham mưu, kiến nghị với Lãnh đạo Cục nhiều biện pháp để tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư KNTC.
- Trong công tác thanh tra, giải quyết KNTC, Thanh tra Cục luôn quán triệt phương châm phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật và tham nhũng, lãng phí là chủ yếu. Do vậy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Thanh tra Cục luôn gắn công tác thanh tra, giải quyết KNTC với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí.
6.2 Hạn chế
- Việc triển khai công tác thanh tra còn chậm so với kế hoạch đề ra do lực lượng cán bộ làm công tác thanh tra tại Cục còn thiếu, bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch đã đề ra, Thanh tra Cục phải thường xuyên giải quyết các công việc có tính đột xuất của Bộ và Cục.
- Công tác thanh tra chuyên ngành gặp nhiều khó khăn do thiếu biên chế cán bộ. Bên cạnh đó, chưa có cơ sở pháp lý để Thanh tra Cục thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao.
- Do chưa có văn bản quy định việc thanh tra nên chủ yếu công tác hoạt động thanh tra chủ yếu là thiên về kiểm tra, giám sát thi hành pháp luật vì vậy mà cũng chưa thể làm tốt được công tác thanh tra.
- Hoạt động thanh tra ở một số địa phương còn tập trung vào thanh tra, kiểm tra các loại giấy tờ hành chính do cơ quan thực hiện như: giấy đăng ký, giấy phép, sổ chứng nhận khả năng hoạt động tàu cá (đăng kiểm), giấy chứng nhận kiểm dịch, mà chưa quan tâm đến việc thanh tra, kiểm tra các hành vi vi phạm đến quản lý khai thác, bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sinh (chủng loại, kích cỡ thủy sản, khu vực... được phép khai thác).
- Việc thanh tra, kiểm tra chỉ giới hạn theo chương trình, kế hoạch được duyệt và thanh tra đột xuất khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo yêu cầu giải quyết khiếu nại tố cáo hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao. Điều này hoàn toàn không phù hợp với hoạt động trong các lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản
Chương III. Một số đề xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động của Thanh tra Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.