Đánh giá của cán bộ trực tiếp thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại một số dự án trên địa bàn xã san thàng, thành phố lai châu, tỉnh lai châu​ (Trang 87 - 88)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3.4. Kết quả thực hiện dự án

3.4.2. Đánh giá của cán bộ trực tiếp thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư khi nhà nước thu hồi đất

Qua điều tra cho thấy 100% cán bộ được điều tra tại 02 dự án đều cho rằng trình tự thủ tục thực hiện bồi trường, hỗ trợ, tái định cư; đơn giá bồi thường về tài sản, vật kiến trúc, hoa màu; chính sách hỗ trợ đều phù hợp đồng thời 100% cán bộ được điều tra đều đánh giá chủ đầu tư hợp tác tích cực với cơ quan thực hiện công tác bồi trường, hỗ trợ, tái định cư một cách tích cực.

Đối với đơn giá bồi thường cả 02 dự án đều có cán bộ cho rằng đơn giá bồi thường về đất sát với giá thị trường khi công cả chính sách hỗ trợ.

Đối với kiến nghị của người dân, đơn thư kiến nghị, chỉ có tỷ lệ nhỏ (02 hộ có đơn thư kiến nghị thuộc Dự án Xây dựng Tiểu đoàn cảnh sát cơ động thuộc phòng cảnh sát bảo vệ và cơ động công an tỉnh Lai Châu, trong đó đều khiếu nại về đơn giá bồi thường đất nông nghiệp và chính sách tái định cư).

Về áp lực của cấp trên, tất cả các dự án đều có cán bộ cho rằng đều chịu áp lực từ cấp trên (Dự án Xử lý điểm đen tại Km38+500/QL.4D, tỉnh Lai Châu 2/11

cán bộ; dự án Xây dựng Tiểu đoàn cảnh sát cơ động thuộc phòng cảnh sát bảo vệ và cơ động công an tỉnh Lai Châu là 3/10 cán bộ). Đây là con số tương đối lớn điều này cho thấy công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư luôn bị áp lực cao từ cấp trên đến người dân đòi hỏi người thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải là người có trình độ, bản lĩnh, chịu được áp lực từ các phía.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại một số dự án trên địa bàn xã san thàng, thành phố lai châu, tỉnh lai châu​ (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)